Giới thiệu về đoạn trích Cảnh ngày xuân của tác giả Nguyễn Du
Hướng dẫn
Truyện Kiều là đại kiệt tác của nền văn học dân tộc. Cảnh ngày xuân là một trong những đoạn trích đặc sắc miêu tả thiên nhiên. Để có thêm những thông tin thú vị về đoạn trích này, các bạn hãy tham khảo bài Giới thiệu về đoạn trích Cảnh ngày xuândưới đây nhé!
1. Vị trí đoạn trích
Truyện Kiều là một tác phẩm nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du. Đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” nằm ở phần đầu của “ Truyện Kiều” được coi là bức tranh thiên nhiên đẹp nhất của tác phẩm. Cảnh ngày xuân cứ thế hiện dần ra theo cuộc “bộ hành chơi xuân” của chị em Thúy Kiều.
Bài liên quan tác phẩm Truyện Kiều:
>>Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
>>Trình bày cảm nhận của em về nỗi bất hạnh của Thúy Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều
>>Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân của tác giả Nguyễn Du – Văn mẫu lớp 9 chọn lọc
>>Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Cảnh ngày xuân của Nguyễn Du
2. Đặc sắc về nội dung
“ Cảnh ngày xuân” là một bức họa kiệt xuất mà Nguyễn Du đã tạo ra về thiên nhiên mùa xuân. Bức tranh ấy với đầy đủ những màu sắc, âm thanh và ánh sáng. Đó là bức tranh thiên nhiên tràn đầy trong sáng, tràn đầy sức sống với không gian và thời gian riêng với những hình ảnh cụ thể đặc trưng cho mùa xuân như cánh én, cỏ non, cành hoa lê trắng. Đó cũng là bức tranh với không khí lễ hội mùa xuân nhộn nhịp, vui tươi, sống động trong tiết thanh minh với những “ tài tử giai nhân” nô nức trẩy hội. Tác giả đồng thời cũng bày tỏ thái độ trân trọng, lòng thành kính đối với những người đã khuất. Bức tranh xuân ấy không chỉ là sự tươi trẻ, tràn đầy sức sống mà còn thể hiện một vẻ đẹp dịu dàng, yên ả khi mà cảnh vật nhuốm màu tâm trạng của con người. Chị em Thúy Kiều ra về khi mà trong lòng còn nhiều luyến tiếc, bâng khuâng. Cảnh thiên nhiên dường như cũng dịu dàng hơn như để cùng tiếc nuối với con người. Bức tranh thiên nhiên có sự lắng đọng nhưng không mang màu sắc u ám.
“ Cảnh ngày xuân” không chỉ thành công ở mặt nội dung mà còn cho người đọc thấy được tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du. Với bút pháp miêu tả tài tình chỉ qua vài nét chấm phá tác giả đã vẽ nên một bức tranh xuân thật đẹp, tươi trẻ và trong sáng. Đoạn trích cũng cho thấy nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ tài tình của Nguyễn Du khi sử dụng một loạt các từ láy cũng như từ Hán Việt rất đắt giá. Không chỉ vậy, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình cũng hết sức độc đáo. Cảnh và người hòa quyện với nhau, dường như cảnh vật cũng mang theo sự bâng khuâng, luyến tiếc cùng con người.
Có thể nói rằng đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” là bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ mà Nguyễn Du đã tạo ra trong “ Truyện Kiều”. Qua đó cũng cho thấy ngòi bút nghệ thuật tài tình của Nguyễn Du.
Theo Tapchivanhoc.com