Phân tích bài thơ Cảnh Ngày Xuân trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Hướng dẫn
a) Đặt vấn đề
– Thiên nhiên là chốn tươi đẹp đánh vào tâm thức mỗi con người, chúng ta ai cũng vậy không hể bỏ qua cái đẹp khó cưỡng mà thiên nhiên tạo hóa ra. Nói về thiên nhiên trong các sáng tác thơ ca ta không thể không gọi tên bài thơ ‘cảnh ngày xuân’ của đại thi hào Nguyễn Du
b) Triển khai
– Đoạn thơ đã mở ra trước mắt ta một khung cảnh mùa xuân trong tiết thanh minh, qua bốn câu thơ đầu:
” Ngày xuân con én đưa thoi…
..Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
+ Trước khi nói về cái đẹp tiềm ẩn cua mùa xuân, tác gải không quên đem dấu hiệu của xuân snag; đó là những dấu hiệu khi đông tàn và xuân lại đến
+ Đó là những đàn én chao lượn trên bầu trời xanh khi đã qua một mùa về phương Nam tránh rét
+ Đó là một sự ấm áp, một sự dễ chịu dưới ánh nắng mùa xuân đó là những khoảng lặng của thời gian khi nhìn về những cái xưa cũ. Tác giả như cảm thấy hối tiếc về thời gian”thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”
+ Vẻ đẹp bức tranh đó được tô điểm bằng những cánh đồng xanh chạy xa ngút trời non”cỏ non xanh tận chân trời”, là những bông hoa bắt đầu bung sắc trên những cành cây.Sự chấm phá đẹp mắt của những bông hoa trắng nhỏ nhỏ xinh xinh trong bầu trời xuân đó
+ Một bức tranh tươi tắn, sống động được vẻ nên. Một bức tranh mà tất cả mọi vật đnag trong thời gian chớm nở, như vừa bắt đầu một quá trình sau một mùa đông giá rét
– Nếu cảnh đẹp mà không có người ngắm thì thật là đáng phí vì thế tám câu thơ tiếp theo là những hoạt động của con người được làm rõ
+ Mùa xuân là mùa mà chúng ta vui chơi, đùa cợt bên nhau trong cái nắng ấm áp trong cái không khí mà tất cả ai ai cũng chủ động tạo nên cái đẹp cho riêng mình. Và tất nhiên không quên hướng về cội nguồn, về những người xua cũ:
” Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”
+ Không khí đông đúc, vui tươi đước tác giả vết qua câu thơ:
” Dập dìu tài tử giai nhân”
Ngựa xe như nước áo quần như nêm”
Đó là những chàng trai mang dáng vẻ anh hùng đó là những cô gái’yểu điệu thục nữ’.Họ gặp nhau trong tiết trời thanh minh để cùng nói chuyện, cùng nhìn nhau bằng ánh mắt đôi lừa trìu mến
Một không gian đầy ắp chữ’tình’. KHông gian đó ai cũng đẹp ai cũng mặc những bộ áo quần xinh ai cũng muốn tìm cho mình một người ưng ý; trong hội vui đó có ba chị em Thúy Kiều
NGhệ thuật: tác giả dùng những hình ảnh so sánh độc đáo, gơi ra một không gian đầy màu sắc tươi mới
+ Trong cái hiện địa đó tác giả pha lần truyền thống nhớ về tổ tiên, một lòng hướng về những người đa khuất, một lòng biết ơn họ. Đó là sắc thoi vàng, đốt giấy tiền để tưởng nhớ người thân đã khuất:
” Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó sắc tro tiền giấy bay”
– không ai ngắt nhịp được thời gian vì thế hội xuân cũng gần gân kết thúc tỏng một không khí ảm đạm, vì ai cũng muốn nhìn cũng muốn thưởng thức những cái đẹp của chốn hoa nở của chốn đông vui tấp nập đó
Tà tà bóng ngả về tây,…
…Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
c) đánh giá
– Nguyễn Du đã xen kẻ được lòng người trong cái thiên nhiên và ngược lại thiên nhiên mang vẻ đpẹ con người
– Bài thơ cho ta cảm nhận được tinh hoa đất trời, cảm nhận được sức sống con người hiện diện trong đó
NỘI DUNG BÀI VĂN BÌNH GIẢNG THAM KHẢO
Cảnh ngày xuân trích trong Truyện Kiều, thuộc phần đầu của Truyện Kiều, gồm 18 câu, từ câu 39 đến câu 56. Ta sẽ bắt gặp ở đoạn thơ này một khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp, một cuộc du xuân nô nức đông vui của “nam thanh nữ tú” mà nổi bật lên bức tranh đó là hình ảnh của chị em Thúy Kiều. Đoạn thơ thể hiện ngòi bút tả cảnh để khắc họa tâm trạng nhân vật bậc thầy của thiên tài văn học Nguyễn Du.
Kết cấu đoạn thơ theo một trình tự thời gian của cuộc du xuân! Mở đầu là khung cảnh ngày xuân, tiếp đến là khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh, và cuối cùng là cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.
Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du viết:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh rợn chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Bằng những nét phác họa, chấm phá của văn chương cổ, Nguyễn Du đã gợi lên bức tranh xuân khoáng đạt, tinh khôi, một bức hội họa có đủ màu sắc. Trên nền của lớp cỏ non trải thảm là màu hồng của ánh “thiều quang” là cánh én “đưa thoi”, là màu của một vài bông hoa lê trắng điểm. Nguyễn Du đã vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa”. Câu thơ cổ Trung Quốc chỉ nói cành lên điểm một vài bông hoa mà làm định ngữ cho cành lê gợi ra một bức tranh xuân khác biệt. Chữ “trắng” trong thơ Nguyễn Du trở thành điểm nhãn. Màu xanh của cỏ non và sắc trắng của hoa lê làm cho màu sắc có sự hài hòa đến mức tuyệt diệu. Chữ “điểm” làm cho cảnh vật trỏ’ nên sinh động có hồn.
Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật hiện thực ở bốn câu thơ đầu khơi gợi khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, quyến rũ hồn người của mùa xuân đất Bắc vào thời điểm tiết trời dà bước sang tháng ba, với câu thơ “thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” có thê dưa đến cho người đọc một sự liên tưởng, ấn tượng nào đó về thời gian gấp gáp trôi nhanh, không còn ở độ viên mãn như “mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử, nhưng nhìn chung ở bốn câu thơ là một khung cảnh thiên nhiên rực rỡ ánh sáng và màu sắc của tiết trời “thanh minh”.
Tám câu thơ tiếp theo miêu tả cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh:
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thỏi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
Cảnh lễ hội được giới thiệu với hai hoạt động chính diễn ra cùng một lúc: “Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”. Trong ngày Thanh minh, mọi người cùng đi sửa sang, quét dọn lại phần mộ của người thân của mình, họ rắc những “thỏi vàng vó”, đốt “tiền giấy” mả để tưởng nhớ những người thân đã khuất với hy vọng tìm lại những kí ức xa xưa, và nối lại mối dây liên hệ giữa quá khứ và hiện tại, giữa người đã khuất và người đang sống, và nguyện cầu nhừng gì tốt đẹp cho hiện tại và mai sau. Lễ hội Thanh minh đã trở thành lễ hội truyền thống của dân tộc ta xưa. Hội đạp thanh là cuộc vui chơi dặm cỏ xanh ở chốn đồng quê trong tiết Thanh minh của lứa tuổi còn xanh. Trong ngày hội đó, họ hi vọng sẽ tìm được những sợi tơ hồng của mai sau và củng nuôi dưỡng những khát khao hy vọng về những điều tốt đẹp của cuộc đời đang còn ở phía trước.
Để miêu tả khung cảnh lễ hội, Nguyễn Du vận dụng một loạt từ ghép là danh từ, động từ, tính từ: gần xa, nô nức, yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, nô nức, sắm sửa, dập dìu, ngổn ngang, gợi lên không khí hoạt động nhộn nhịp, náo nhiệt, tươi vui của mọi người nhộn nhịp đi chơi xuân như đàn chim én, chim oanh bay lượn ríu rít trên bầu trời trong xanh.
Nguyễn Du đã sử dụng một cách có hiệu quả hệ thống từ ngữ giàu chất tạo hình miêu tả những dòng người trẻ tuổi “nam thanh nữ tú” “tài tử giai nhân” với ngựa xe, trang phục đông đúc, nô nức thẳng dong về chốn đồng quê, khi mùa xuấn còn đang độ tươi xuân rực rỡ. Trong dòng người đông đúc đó, có ba chị em Thúy Kiều là nhân vật trung tâm được Nguyễn Du đặc biệt quan tâm, dõi theo từng bước chân. Câu thơ “chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân” có ẩn chứa nhiều điều có thế đây là lần đầu tiên chị em Thúy Kiều du xuân với bao nỗi chờ mong, và đây cũng là dịp họ được ra ngoài để hòa vào dòng người đông vui đến “lễ hội với hi vọng sẽ tìm được sợi tơ hồng nào đó cho mai sau”…
Thông qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã khắc họa một hình ảnh, một truyền thống văn hóa xa xưa, và cũng từ cuộc du xuân lần này là sự kiện mở đầu cho cuộc đời người thiếu nữ phong lưu xuân sắc Thúy Kiều. Cuộc du xuân mở đầu cho phần thứ nhất (gặp gỡ) trong hệ thống ba biến cố! “Gặp gỡ – tai biến – đoàn tụ”.
Trong phần “gặp gỡ” đã xuất hiện một nấm mồ vô chủ Đạm Tiên xuân sắc một thời – một con người, một cuộc đời và một kết thúc đả bị cuộc đời lãng quên (theo giáo sư Đặng Thanh Lê – Giảng văn Truyện Kiều). Thúy Kiều gặp nấm mồ vô chủ Đạm Tiên đả tạo cho nàng cảm xúc có màu sắc bi kịch và nàng đã phải thản thốt: “Đau đớn thay phận đàn bà – Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Sau này, trong cuộc đời Thúy Kiều, hình ảnh Đạm Tiên luôn ám ảnh nàng.
Sáu câu thơ cuối miêu tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về:
Tà tà bóng ngã về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh cỏ bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Cũng nơi đây thôi, khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh thật tưng bừng, náo nhiệt, nhưng rồi mọi việc cùng tan dần theo thời gian. Mỗi người phải chia tay nhau, chia biệt không khí lễ hội và mang theo nỗi niềm bâng khuâng, luyến tiếc, thơ thẩn trên dặm đường về!
Tà tả bóng ngã về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Hình ảnh “chiều tà” mang đậm sắc màu tâm trạng và nhất là đôi với chị em Thúy Kiều, một con người thông minh. Trong văn học thời trung đại, tín hiệu nghệ thuật trong hình tượng “chiều tà” để gợi trong lòng người nhiều suy nghĩ, những cảm xúc miên man, đượm buồn, những nhớ nhung, hoài niệm hoặc tàn tạ, thê lương: “Nền cũ lâu đài bóng tịch dương” (Thăng Long thành hoài cổ – Bà Huyện Thanh Quan) hoặc “Quán thu phong đứng rũ tà huy – Ai đem nhân ảnh nhuộm màu tà dương” (Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều).
Thời gian và tâm trạng đan xen, chi phối lẫn nhau. Tuy nhiên không gian cũng chi phối cảm xúc và tư tưởng của con người; thời gian và không gian là hai hình thức tồn tại của vật chất, nó xác định mọi sự vận động và phát triển của sự vật con người, mà con người luôn có sự hô ứng, tương thông, tương cảm với đất trời và bước đi của thời gian. Với bản lĩnh của một nghệ sĩ thiên tài, một con người luôn nghĩ suốt nghìn đời mới hiểu, thông cảm, chia sẻ với tâm trạng của Thúy Kiều. Và cũng chỉ bằng sáu câu thơ thôi cùng đủ gợi lên tấc lòng của Thúy Kiều dưới bóng chiều quạnh quẽ và trước một khung cảnh cô tịch trong màu sắc “có bề thanh thanh” cùng với dòng suối nhỏ uốn khúc “nao nao” chảy. Dòng suối nhỏ đến mức chỉ cần một “nhịp cầu nhỏ” bắc ngang. Tất cả mọi cảnh vật đều diễn ra một cách nhẹ nhàng đã xâm chiếm vào tâm trạng Thúy Kiều.
Những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao”, “nho nhỏ” vừa gợi lên cái cô liêu của cảnh vật, vừa gợi lên trạng thái bâng khuâng xao xuyến của Thúy Kiều về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều gi sắp xảy ra đã xuất hiện và thực vậy, ngay sau lúc này thôi. Kiều sẽ gặp một nấm mồ vô chủ Đạm Tiên và sẽ gặp chàng thư sinh “phong lưu tài mạo tót vời” Kim Trọng như phần nào đã nói ở trên. Cuộc gặp gỡ này là sự kiện chi phối cuộc đời người con gái thông minh, tài sắc vẹn toàn.
Trên nền của bức tranh xuân là hai khung cảnh đối lập giữa hai thời điểm khác nhau. Khung cảnh thiên nhiên buổi sáng là sắc xuân rực rỡ, tinh khôi và cảnh nhộn nhịp của mọi người mà đặc biệt là “nam thanh nữ tú”, “những tài tử giai nhân” nô nức du xuân đối lập với khung cảnh buổi hoàng hôn nhuộm màu man mác buồn – không gian dường như thu hẹp lại với khe nước nhỏ, với “nao nao” dòng nước uốn quanh, nhịp cầu nho nhỏ. Đoạn thơ là một thảnh công về nghệ thuật, miêu tả thiên nhiên để khắc họa tâm trạng nhân vật của thiên tài văn học Nguyễn Du.
Không phải chỉ đến bây giờ và hàng ngàn năm sau nữa, Truyện Kiều vẫn sẽ mãi mãi là một thiên kỳ bút và đoạn trích Cảnh ngày xuân vẫn luôn đem đến cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của mùa xuân đất Việt và truyền thống văn hóa lễ hội lâu đời cúa người dân ta mà gìn giữ, trân trọng và nâng niu.
*****
Theo Tapchivanhoc.com