Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em khi đọc bài ca dao “Cày đồng đang buổi ban trưa…”
Bài làm
Ca dao tục ngữ là một phần trong bức tranh phản anh sinh hoạt đời sống của người nông dân nước ta. Nó thể hiện những tâm tư tình cảm của người nông dân, thông qua đó ta hiểu được suy nghĩ, tình cảm của người xưa như thế nào?
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”
Bài ca dao thể hiện bức tranh lao động vất vả của người nông dân trong công việc đồng áng của mình. Thể hiện nỗi vất vả một nắng hai sương trên đồng ruộng của người dân. Những con người quanh năm lam lũ, để làm ra hạt gạo, hạt lúa.
Họ phải đổ nhiều mồ hôi công sức thì mới có thể làm ra những thành phẩm cho con người hưởng thụ.
Đồng thời bài ca dao cũng là lời khuyên của người xưa muốn gửi gắm tới những con người hôm nay phải biết trân trọng công sức thành quả mà người khác làm ra cho mình thừa hưởng.
Khi chúng ta bưng bát cơm thơm dẻo phải biết quý trọng những giọt mồ hôi của người nông dân đã đổ xuống cho chúng ta hưởng thành quả đó.
Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Trong công việc lao động cực nhọc của người nông dân. Công việc “cày đồng” là một trong những bước quan trọng để làm cho mảnh đất trở nên tơi xốp mềm mại, có như vậy cây lúa khi được gieo xuống mới sinh sôi phát triển được.
Hình ảnh người nông dân chăm chỉ làm việc, cày đồng giữa buổi trưa, thể hiện sự mệt nhọc giữa trời nắng gắt, những giọt mồ hôi của người nông dân rơi xuống trên đồng ruộng thể hiện sự vất vả của người nông dân trong công việc mà mình đang làm
Tiếng mồ hôi được ví “thánh thót” như tiếng hát, tiếng hót của một chú chim, đây là một sự so sánh vô cùng độc đáo. Những tiếng mồ hôi rơi “thánh thót” càng làm tăng thêm sự vất vả của người nông dân.
Trong một không gian bao la tĩnh mịch những giọt mồ hôi rơi xuống tạo ra những âm thanh nghe như tiếng nhạc tiếng đàn, tiếng chim kêu. Nhưng mồ hôi càng rơi nhiều bao nhiêu thì càng thể hiện sự vất vả của người nông dân bấy nhiêu.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
Trong hai câu ca dao tiếp theo ý thơ đổi biến đột ngột. Nếu như ở hai câu trên, người xưa muốn thể hiện nỗi vất vả nặng nhọc của mình trong công việc ruộng nương làm ra hạt lúa hạt gạo vô cùng vất vả.
Thì trong hai câu tiếp theo này thể hiện tình cảm, lời nhắn nhủ của người xưa với con cháu mình sau này. Những người được thừa kế những thành quả lao động cực nhọc của ông cha phải biết trân trọng giữ gìn những thành quả lao động mà ông cha ta vất vả tạo ra.
Giống như việc chúng ta ăn một bát cơm trắng dẻo thì phải nhớ ơn người làm ra hạt lúa hạt gạo. Họ đã đổ rất nhiều mồ hôi công sức mới có thể tạo dựng nên những thành quả hôm nay cho chúng ta thừa hưởng.
Một bát cơm trắng nhưng phải đổi rất nhiều công sức lao động, nhiều mồ hôi nước mắt của người dân lao động trong những nỗ lực của mình, mới có thể gặt hái được những kết quả tốt đẹp.
Bài ca dao cũng nhằm gửi gắm tới thế hệ trẻ chúng ta bảo biết sống thủy chung son sắc, trước sau như một biết trân trọng công lao mà cha ông ta đã làm ra cho chúng ta thừa hưởng từ việc dựng nước, giữ nước tới những thành quả lao động như hạt gạo, củ khoai của sắn.
Bài ca dao này nằm trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam với chủ đề “Uống nước nhớ nguồn. Ăn quả nhớ người trồng cây” Ông bà ta muốn mượn những sự việc cụ thể để gửi tới con cháu những triết lý sống sâu sắc hơn.
Nhắn nhủ tới các bạn trẻ hãy biết nhớ tới công lao, biết ơn những người đã đi trước hy sinh vất vả, tính mạng tài sản của mình để cho một đất nước giàu đẹp hòa bình như ngày hôm nay.
Chính vì vậy chúng a phải biết ơn công lao của những lớp cha anh đã đổ nhiều mồ hôi, xương máu hy sinh thân minh cho tổ quốc tươi đẹp giàu mạnh hơn.
Nguồn: Văn mẫu hay