Phân tích ý nghĩa của chuỗi sự việc chính trong truyện Em bé thông minh
Hướng dẫn
Sức hấp dẫn của câu chuyện cổ tích Em bé thông minh trước hết được thể hiện thông qua chuỗi sự việc đặc sắc, nơi em bé thể hiện được tài trí hơn người của em. Em hãy kể lại và phân tích ý nghĩa của chuỗi sự việc chính trong truyện cổ tích Em bé thông minh.
-
I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích ý nghĩa của chuỗi sự việc chính trong Em bé thông minh
1. Mở bài
Giới thiệu tác phẩm và nội dung truyện: Trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam có rất nhiều tác phẩm với nhiều tình tiết li kì kể về trí thông minh của con người trong số những tác phẩm đó truyện cổ tích “Em bé thông minh”, xuyên suốt tác phẩm là những câu chuyện thể hiện sự ứng biến tài tình của cậu bé trước những câu đó oái oăm tưởng chừng không có lời giải..
2. Thân bài
– Lần thứ nhất: Đối đáp với vị quan
- –> Giải câu đố của quan: “Trâu cày một ngày được mấy đường?” vặn lại vị quan đó “Ngựa đi một ngày được mấy bước”.
- Lấy cái không thể giải thích để hỏi lại quan
- – Lần thứ hai: Phần thưởng vua ban và giải câu đố của vua
+ Câu đố của vua: “Ban 3 trâu đực, 3 thúng gạo sau một năm đẻ thành 9 con”
+ Phần thưởng vua ban: Giết 2 trâu, lấy 1 thúng gạo để mở tiệc, liên hoan
+ Giết 2 trâu, lấy 1 thúng gạo để mở tiệc, liên hoan
+ Bán 1 trâu và 1 thúng gạo để lên kinh giải câu đố của quan
– Giải câu đố: Đòi ba đẻ em bé cho bế rồi từ đó khiến vua tự chỉ ra sự vô lí của mình, lấy cái vô lí giải cái vô lí của vua
– Lần thứ ba: Giải câu đố của sứ thần
+ Câu đố của sứ thần: “Thịt 3 chim sẻ để làm 3 mâm cỗ”, giải câu đố của sứ thần bằng việc lấy kim yêu cầu sứ thần rèn thành dao, không có dao không thịt được chim
+ Dùng chính điều không thể để không phải làm điều không thể sứ giả đưa ra
- – Lần thứ tư: So tài với sứ thần nước láng giềng
+ Câu đố của sứ thần: xỏ chỉ qua vỏ ốc vặn
+ Dùng kiến thức để giải câu đố: Buộc chỉ ngang bụng kiến, một đầu bôi mỡ cho kiến bò sang
- + Phần thưởng dành cho người tài: Phong trạng, ở bên cạnh giúp việc cho vua
3. Kết bài
Cảm nghĩ về câu chuyện và ý nghĩa chuỗi sự việc trong truyện: Truyện gồm nhiều tình tiết hài hước, dí dỏm nhằm ca ngợi trận trọng những người có tài.
II. Bài tham khảo cho đề cho đề phân tích ý nghĩa của chuỗi sự việc chính trong Em bé thông minh
Trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam có rất nhiều tác phẩm với nhiều tình tiết li kì kể về trí thông minh của con người đặc biệt là những cậu bé, một trong số những tác phẩm đó truyện cổ tích “Em bé thông minh”, câu chuyện kể về một em bé sinh ra trong một làng quê nghèo, từ nhỏ đã thông minh lanh lợi hơn người, xuyên suốt tác phẩm là những câu chuyện thể hiện sự ứng biến tài tình của cậu bé trước những câu đó oái oăm tưởng chừng không có lời giải.
Trí thông minh của em bé được biết đến trong một lần nhà vua tìm người tài trong thiên hạ, lần thứ nhất trước câu hỏi thách đố của vị quan “Trâu cày một ngày được mấy đường?” thì em bé đã nhanh trí chẳng cần suy nghĩ lâu hỏi vặn lại vị quan đó “Ngựa đi một ngày được mấy bước”. Câu hỏi ngược đó là cách em bé lấy cái điều không thể giải thích của vị quan để hỏi ngược lại vị quan, hỏi khó em bé và khi bị hỏi ngược lại tương tự chính vị quan cũng không thể trả lời, trong lòng vui mừng vì tìm được nhân tài cho vua.
Khi biết em bé vốn đã thông minh vua lại đưa ra câu đố dành cho em bé, vua ban cho làng em bé 3 con trâu đực và 3 thúng gạo nếp bảo dân làng nuôi làm sao để trong một năm trâu đẻ thành 9 trâu con. Trong khi mọi người đang loay hoay không biết làm sao để đúng ý vua thì em bé lại xuất hiện, sự thông minh thể hiện khi em bé hiểu được ý nghĩa những phần thưởng vua ban, rất bình tĩnh em bảo dân làng giết hai trâu, đem hai thúng gạo để đồ xôi cả làng mở tiệc lộc vua ban, còn một trâu một thúng gạo bán lấy tiền lên kinh giải câu đố của vua. Vẫn như lần thứ nhất với tên quan em bé dùng gậy ông đập lưng ông, em bé la khóc um sùm đòi ba mình đẻ con, tất cả mọi người phì cười vì sự vô lí của em bé thì lúc này là lúc em bé đáp trả câu đố vô lí từ phía vua, sự chuẩn bị kĩ lưỡng cùng với thân hình một cậu bé đã khiến vua phải đi từ bất ngờ này tời bất ngờ khác, sự thán phục của tất cả các quan trong triều, em bé lấy cái vô lí để giải đáp cho cái vô lí của vua.
Để chắc chắn rằng em bé đó thông minh vị vua lại một lần nữa thử tài em bé khi sai sứ giả mang chim sẻ đến bắt hai cha con thịt chim sẻ dọn thành 3 mâm cỗ, ngay lúc này không cần đắn đo em bé yêu cầu sứ giả rèn cây kim trở thành một con dao mổ thịt chim, quá thông mình khi không cần đắn đó em bé đã giải được câu đố mà vua đưa ra, chẳng thể nào dùng một cây kim để rèn thành một con dao được cả trong khi thời bấy giờ mọi thứ còn lạc hậu thì điều đó là quá phi lí, giống như việc thịt 3 con chim sẻ thành 3 mâm cỗ vậy. Không có dao thì không thể thịt chim sẻ được, điều này đã làm nhà vua và sứ giải bội phần thán phục, không thể làm khó được em bé.
Cuối cùng trí thông minh của em bé được thể hiện khi đem ra so với sứ giả nước làng giềng, câu đố đưa ra là xâu sợi chỉ qua ruột một con ốc xoắn, lần này em bé em bé đã dùng trí thông minh của mình giải câu đố một cách đơn giản nhất, không giống như những lần trước dùng sự vô lí đề gỡ bỏ sự vô lí, lần này em bé giải câu đố bằng kiến thức đời thường của em khi buộc sợi chỉ để con kiến chui qua vỏ ốc xoắn. Sau tất cả những gì mà em bé đã thể hiện cuối cùng mọi người đều công nhận trí thông minh của em bé, em được phong trạng, được ở bên cạnh hầu vua, làm quân sư cho vua hỏi chuyện.
Truyện “Em bé thông minh” chứa nhiều tình tiết hài hước, dí dỏm nhằm mục đích đem lại tiếng cười sảng khoái trong dân gian, đồng thời ca ngợi những người thông minh, trân trọng người tài, bên cạnh đó là lời dạy cho việc rèn luyện bản thân mỗi người.
Theo Tapchivanhoc.com