Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích Em bé thông minh – Văn mẫu lớp 6 đặc sắc nhất

Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích Em bé thông minh – Văn mẫu lớp 6 đặc sắc nhất

Hướng dẫn

Bên trong mỗi câu chuyện cổ tích là những bài học nhân sinh sâu sắc mà ông cha ta muốn gửi gắm đến thế hệ con cháu. Dựa vào hiểu biết của mình sau khi học xong truyện Em bé thông minh, em hãy phân tích ý nghĩa của câu chuyện này.

Bài tham khảo cho đề phan tich y nghia truyen em be thong minh dưới đây sẽ là nguồn tham khảo thú vị cho các bạn trong quá trình viết bài.

  • I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích ý nghĩa của truyện Em bé thông minh

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm và ý nghĩa của truyện: Em bé thông minh, câu truyện cổ dân gian thú vị, hài hước kể về một em bé với tài trí thông minh vốn có, khả năng ứng biến trong nhiều tình huống khác nhau đã để lại nhiều dấu ấn đối với người đọc.

2. Thân bài

  • – Những thử thách mà em bé vượt qua
  • + Lần đầu tiên giải đố bằng cách dùng kế “Gậy ông đập lưng ông”
  • + Lần thứ hai giải đó bằng cách đưa vua và các vị thần vào bẫy, đoán ý đồ nhà vua
  • + Lần thứ ba giải đố bằng cách đưa ra điều kiện cho việc thực hiện câu đố
  • + Lần thứ tư giải đố dựa vào kinh nghiệm dân gian
  • – Ý nghĩa của truyện

+ Ca ngợi trí thông minh của em bé nói riêng, ngợi ca tài trí thông minh của nhân dân ta nói chung, ca ngợi người lao động

+ Hài hước để đem lại tiếng cười cho người đọc, đem lại tiếng cười, niềm vui cuộc sống

Xem thêm:  Kể về một lần đi chợ quê

+ Thể hiện ước mơ khát vọng trong nhân dân, khát vọng về việc trọng nhân tài không phân biệt tuổi tác, không phân biệt tầng lớp địa vị, đồng thời là đề cao con người lao động đáng quý.

  • 3. Kết bài

  • Cảm nghĩ về câu chuyện và ý nghĩa của truyện: Truyện là tác phẩm mang trong đó nhiều ý nghĩa sâu sắc về xã hội, con người đồng thời khẳng định sự thông minh, tính sáng tạo của con người là vô giá, mỗi người cần có mục tiêu để hướng tới điều đó.

II. Bài tham khảo

Em bé thông minh, câu truyện cổ dân gian thú vị, hài hước kể về một em bé với tài trí thông minh vốn có, khả năng ứng biến trong nhiều tình huống khác nhau đã để lại nhiều dấu ấn đối với người đọc.

Toàn bộ câu truyện là những thử thách mà em bé vượt qua, dùng trí thông minh để giải những câu đố khiến tất cả mọi người phải vò đầu bứt tai suy nghĩ mà không có câu trả lời, những tình huống truyện đó đều đem lại một ý nghĩa nhất định. Trước tiên xét về những thử thách mà em bé này đã trải qua, đầu tiên là trả lời câu hỏi của vị quan bằng cách dùng gậy ông đập lưng ông, khi được vị quan hỏi “Trâu của ông một ngày cày được mấy đường” em bé liền hỏi vặn lại “Ngựa của ông đi một ngày được mấy bước”. Câu trả lời đưa vị quan vào thế khó, không thể bắt cha của em trả lời khi chính vị quan không trả lời được câu hỏi tương tự. Cách giải câu đố vô cùng thông minh, thú vị khiến vị quan phải ngạc nhiên, thán phục.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về tình mẫu tử (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Lần thứ hai em bé giải đố bằng cách đưa chính người ra đề là vua vào thế bí, em bé tương kế tựu kế để vua và cận thần rơi vào cái bẫy do chính em bé nghĩ ra, tự bản thân vua lí giải sự vô lí mà vua đề ra đối với dân làng đó là “giống đực sinh con”, trước đó em bé còn đoán được ý vua nên đã dùng chính câu đố của vua để toàn bộ dân làng được mở tiệc ăn mừng. Lần thứ ba em bé giải đố bằng cách đưa ra điều kiện cần và đủ cho việc thực hiện câu đố, “để thịt chim sẻ làm mâm cỗ cần con dao được rèn từ cây kim”, nếu không có con dao đó sẽ không thể làm thịt chim, em bé dùng sự vô lí hóa giải điều phi lí của sứ giả. Cuối cùng làm dùng kiến thức thường ngày để giải câu đố của sứ thần nước làng giếng, vừa đùa nghịch vừa đọc bài ca dao gợi ý cách giải cho các vị quan.

Một chuỗi những câu chuyện được viết ra cho thấy em bé thông minh thực sự, có khả năng ứng biến linh hoạt chứ không chỉ may mắn giải được câu đố, những chuỗi chuyện đó nhằm ca ngợi trí thông minh của em bé nói riêng, ngợi ca tài trí thông minh của nhân dân ta nói chung, bên cạnh đó còn ngợi ca người lao động, thể hiện ước mơ của nhân dân thông qua câu chuyện muốn biến những ước mơ thành hiện thực, đề cao giá trị những con người có tài trí thông minh. Ngoài ra câu chuyện còn mang một chút hài hước để đem lại tiếng cười cho người đọc, câu chuyện lưu truyền trong dân gian đem lại tiếng cười cho nhân dân giúp cuộc sống vui tươi hồn nhiên hơn, bên cạnh sự hài hước yếu tố li kì, hư cấu khi để một đứa trẻ còn nhỏ tuổi lại có thể thông minh hơn bất kì người nào nhằm thể hiện ước mơ khát vọng trong nhân dân, khát vọng về việc trọng nhân tài không phân biệt tuổi tác, không phân biệt tầng lớp địa vị, đồng thời là đề cao con người lao động đáng quý.

Xem thêm:  Trong vai Lạc Long Quân kể lại truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên

Truyện là tác phẩm để đời luôn được lưu truyền trong dân gian từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang trong đó nhiều ý nghĩa sâu sắc về xã hội, con người đồng thời khẳng định sự thông minh, tính sáng tạo của con người là vô giá, mỗi người cần có mục tiêu để hướng tới điều đó.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

nu sinhuyen 20181115 040141 310x165 - Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong những sáng tác hiếm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *