Phân tích truyện cười Tam Đại con gà. Liên hệ cuộc sống thực tế hiện nay.

Đề bài: Phân tích truyện cười Tam Đại con gà. Liên hệ cuộc sống thực tế hiện nay.

Truyện cười dân gian từ xưa đến nay vẫn là những câu chuyện hóm hỉnh, hài hước. Song lại chứa đựng những bài học vô cùng sâu sắc về lẽ sống đời thường. Trong đó, truyện Tam đại con gà là một trong những bài học rất thấm thía cho những kẻ vừa giấu dốt lại vừa tự phụ khoe khoang, gây nên những tình huống dở khóc dở cười trong thiên hạ.

Truyện kể về một anh học trò vốn học dốt nhưng đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Ngay bài học đầu tiên đã dạy cho trò chữ “kê” thành “dủ dì là con dù gì”. Khi nhà chủ phát hiện, anh ta còn nhanh nhảu bào chữa “Tôi vẫn biết ấy là chữ kê nghĩa là gà nhưng tôi dạy thế là dạy các cháu biết đến tận tam đại con gà kia”. Hắn cũng không quên giải thích rất tường tận, cặn kẽ: “Dủ dỉ là con dù gì, dù dì là chị con công, công công là ông con gà”.

Anh học trò trong câu chuyện trên không những không hiểu rõ về chữ nghĩa, còn tự cho mình có tài, có chữ. Đến cuối câu truyện hắn vẫn tỏ vẻ mình giỏi, nhất quyết không chịu nhìn nhận lại bản thân mình. Câu chuyện khép lại với tiếng cười nhạo báng nhưng bài học để lại cho đến tận thế hệ sau vẫn còn nguyên giá trị.

Trong xã hội hiện nay, có không ít những người đang ngồi ở vị trí của anh học trò trong câu chuyện kia. Bản thân không nắm chắc kiến thức ngày ngày lại quản lý biết bao nhiêu người cấp dưới, gây nên không ít những sai phạm lớn trong rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực.

Xem thêm:  Soạn bài Tam đại con gà lớp 10

Nói về lĩnh vực y học, bên cạnh những vị bác sĩ thực sự có tài, có tâm vẫn tồn tại những kẻ do được “đút lót” mà vào “đeo mác” ngành y. Cụ thể, trong thời gian gần đây, nếu ai theo dõi báo chí nhiều sẽ bắt gặp những câu chuyện oái oăm dở khóc dở cười về một ca mổ nhầm chân cho bệnh nhân, hoặc bỏ sót dụng cụ mổ bên trong nội tạng… Những sự việc hi hữu như vậy đã xảy ra, báo động cho một nền y học vẫn còn tồn tại quá nhiều tiêu cực. Trong khi gia đình người bệnh sẵn sàng hi sinh hết tất cả tiền của của mình để mong cứu lấy người thân, thì đâu đó lại có những người dùng đồng tiền của mình để mua lấy chức vụ y, bác sĩ… Để rồi làm lỡ dở cả cuộc đời của những người bệnh nhân xấu số. Tiền mất, tật mang, gia đình họ sẽ đi về đâu khi bệnh không khỏi mà tiền đã hết? Trong trường hợp này, tiếng cười đã trở thành tiếng khóc than ai oán đầy thù hận.

Về lĩnh vực giáo dục. Cũng tương tự như trong câu truyện cười trên, một số thầy cô đã dùng tiền mua lấy vị trí của mình. Dẫn đến hậu quả không kèm cặp, dạy dỗ được học sinh đến nơi đến chốn. Kiến thức bị hổng, quá trình dạy thiếu kinh nghiệm, khiến học sinh không tự bồi bổ được kiến thức cho mình để bước vào những kỳ thi trong quá trình học tập. Đặc biệt, tiếng tăm của những thầy cô tâm huyết trong nghề cũng từ đó mà bị ảnh hưởng chung.

Xem thêm:  Nghị luận về ý kiến: Nỗ lực học tập là trách nhiệm của thanh niên

Giáo dục hay y học đều là những công việc rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mỗi người. Vì vậy, đừng vì lòng tham, hay vì mưu cầu danh vọng mà làm hỏng cả một đời người.

Đây chỉ là hai trong số nhiều lĩnh vực xảy ra trường hợp người ngồi ghế trên nhưng kiến thức không thông dẫn đến những hậu quả khó lường. Còn rất nhiều trường hợp khác cũng đang trong tình trạng tương tự. Nhất là khi cơ chế tuyển dụng công chức Nhà nước diễn ra ngày càng nhiều, thì việc dùng tiền để mua việc cũng đồng thời đang dấy lên một làn sóng mạnh đáng quan tâm trong xã hội. Tại sao lại phải mua việc? Có muôn vàn lý do để giải thích điều này. Tuy nhiên, có một thực trạng mà ai cũng có thể hiểu rõ được rằng: Khi trở thành nhân viên chính thức của chế độ công chức nhà nước, việc thể hiện năng lực sẽ không bị kiểm soát khắt khe như đối với các doanh nghiệp tư nhân. Bởi họ sẽ đào thải nhân viên liên tục nếu không đáp ứng được nhu cầu công việc. Còn đối với công chức nhà nước, việc đó có phần giảm nhẹ hơn, dẫn đến tình trạng nhiều người chưa đủ khả năng làm việc nhưng có nhiều tiền nên vẫn thắng.

Đơn giản hơn, ngay trong bộ máy chính quyền tại các thôn, xã, phường, nhiều người trình độ chưa cao, kinh nghiệm giải quyết công việc còn hạn chế nhưng khi được đưa lên nắm quyền lại đương nhiên trở thành người đứng đầu của một vùng. Việc này gây ra không ít những rắc rối cho người dân.

Xem thêm:  Phân tích hình ảnh “Nồi cháo cám” trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân- Văn lớp 12 Bài làm

Xã hội ngày càng cần người có tài thực sự. Nếu không đào thải được hết những người đang “ngồi lệch” vị trí của mình, thì chúng ta – những người học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường – hãy tận tâm tận lực học tập thật tốt để trau rồi và rèn luyện nhiều kiến thức hơn. Để sau này trở thành người có ích cho xã hội, để nhân dân không phải chịu những cảnh oan ức, hận thù…

Câu chuyện cười khép lại, nhưng ý nghĩa vẫn là một bài học rất sâu sắc cho tất cả mọi người noi theo. Cười cho anh học trò, nhưng cũng là lời nhắc nhở khéo léo cho bản thân mỗi người hãy tự nhìn nhận lại mình, tự kiểm soát kiến thức và khả năng của mình để bù đắp, để phấn đấu. Em mong sao xã hội ngày càng vững mạnh hơn với những con người có tài thực sự, và em cũng tự hứa sẽ học hành thật nghiêm túc, chăm chỉ để được phục vụ mọi người bằng tất cả những gì mình hiểu biết.

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Check Also

hoaphuong 27 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *