Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Đề bài: Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Bài làm

Truyện ngắn Chữ người tử tù được xuất bản vào năm 1940. Nội dung của tác phẩm này đã thể hiện một cách rõ nét quan điểm của nhà văn Nguyễn Tuân về cái đẹp. Trong thiên truyện này, Huấn Cao chính là hình mẫu của cái đẹp, một con người mà xét về tài năng, nhân cách đều trong sáng.

Mở đầu tác phẩm của mình, Nguyễn Tuân đã để nhân vật Huấn Cao xuất hiện thông qua cuộc trao đổi giữa viên quản ngục và thầy thơ lại. Chính điều này đã khiến cho nhân vật Huấn Cao trở nên đẹp hơn. Ông được giới thiệu là một người văn võ kiêm toàn, có tài viết chữ Hán đẹp nổi tiếng khắp tỉnh Sơn. Đối với triều đình, Huấn Cao là tên tử tù nguy hiểm vì dám cầm đầu quân phiến loạn để chống lại triều đình rồi nhiều lần trốn ngục.

unnamed file 24 - Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục

Thật hiếm có một tên tử tù nào có được khí phách ngang tàng và tài hoa thông tuệ như Huấn Cao. Vậy nên đây là một con người thật dặc biệt. Chính vì cảm phục tài năng của Huấn Cao mà viên quản ngục đã đối đãi với Huấn Cao theo cách khác thường. Đến bữa, viên quản ngục lại sau thầy thơ lại phục vụ Huấn Cao rượu thịt. Trước nay không có một tên tử tù nào lại được viên quản ngục đối đãi như vậy. Trước sự biệt đãi của viên quản ngục, thái độ của nhân vật Huấn Cao đã có những biến đổi phức tạp. Qua đây ta cũng hiểu thêm về tính cách của con người này.

Khi mới nhận được sự biệt đãi, Huấn Cao tỏ ra khinh bạc. Dù vẫn nhận rượu thịt nhưng Huấn Cao xem đó như là một thú bình sinh lúc chưa bị biệt giam. Theo lẽ thường, tử tù sẽ phải là người khúm núm trước viên quản ngục nhưng trong thiên truyện này thì ngược lại. Huấn Cao trước thái độ cung kính tôn xưng, lễ độ của viên quản ngục đã trịch thượng nói: Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây. Thái độ của Huấn Cao đã cho thấy ông là một người có khí phách ngang tàng và không chịu khuất phục trước cường quyền.

Huấn Cao chờ đợi một cơn thịnh nộ nhưng hoàn toàn không có. Viên quản ngục nghe xong thì xin phép lui và lĩnh ý. Những ngày sau, cơm rượu vẫn đầy đủ như vậy. Không chỉ riêng Huấn Cao, những người đồng chí của ông cũng được biệt đãi như vậy. Chính điều đó đã khiến cho Huấn Cao tò mò về con người của viên quản ngục. Viên quản ngục giống như một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Sự tươm tất và lòng biết trọng người của viên quản ngục đã khiến Huấn Cao lay động.

Từ thái độ khinh bạc, sau khi hiểu được tấm lòng của quản ngục thì Huấn Cao đã thay đổi thái độ. Biết hôm sau Huấn Cao phải ra pháp trường, viên quản ngục tái nhợt người. Và Huấn Cao trong những giờ phút cuối cùng của cuộc đời đã nhận ra tấm chân tình của quản ngục và đồng ý cho chữ. Thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục có sự thay đổi đột ngột nhưng hợp lí. Trước giờ Huấn Cao cũng chọn người để cho chữ chứ không phải vì thân quen mà cho. Đến đây không còn có tử tù và quản ngục nữa mà chỉ còn những con người biết quý trọng cái đẹp.

Xem thêm:  Cảm nghĩ về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

Sự thay đổi thái độ của Huấn Cao càng cho thấy vẻ đẹp hoàn mĩ của hình tượng Huấn Cao. Từ cao ngạo, lạnh nhạt, Huấn Cao chuyển sang thân mật, ân cần. Thông qua việc miêu tả thái độ của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã cho người đọc thấy được thế nào là cái đẹp đích thực. Qua đó nhà văn cũng thể hiện được tài năng bậc thầy của mình.

Thu Thuỷ

Check Also

nu sinh 20181115 040157 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *