Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Đề bài: Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Bài làm 1:

Tây Bắc là một mảnh đất có nhiều duyên nợ với nhiều nhà văn, nhà thơ. Mỗi nhà văn, nhà thơ lại tái hiện và khắc họa hình ảnh Tây Bắc ở những góc độ khác nhau. Trog đó, Nguyễn Tuân đã khám phá được vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây, nhận thấy được “chất vàng 10” trong tâm hồn con người nơi đây. Tùy bút “Người lái đò sông Đà” chính là món quà đầy ý nghĩa mà ông dành cho mảnh đất Tây Bắc.

Qua tài năng của Nguyễn Tuân, con sông Đà hiện lên không còn là một con sông vô tri vô giác nữa mà trở thành một sinh thể có hồn, một nhân vật có tính cách, tâm trạng và là tuyệt mĩ của tạo hóa.

Trước hết, con sông Đà hiện lên là một con sông hung bạo đáng sợ. Đá bờ sông “dựng vách thành”, “có chỗ vách đá chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu”, “ngồi trong khoang đò quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh”. Bờ sông Đà thật hùng vĩ, hiểm trở, lòng sông hẹp kéo theo dòng nước chảy xiết. Những ghềnh sóng hiện lên với sự dữ dội, hung hãn “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”. Tác giả sử dụng câu văn cs sự trùng điệp nhịp văn ngắn để diễn tả sự hung dữ cuẩ ghềnh sông. Nó giống như một mụ phù thủy quái ác “gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò nào qua quãng ấy”. Đáng sợ hơn là những cái hút nước của sông Đà. Những hút nước này có độ xoáy rất sâu và lớn như cái giếng bê tông thả xuống sông để làm móng cầu “xoáy tít đáy”. Nơi đây tiềm ẩn sự nguy hiểm và là nơi trú ngụ của tử thần. Có những chiếc thuyền bị lôi xuống, ”thuyền đi ngâm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷu sông dưới”. Tác giả đã sử dụng những tri thức điện ảnh để đem đến cho người đọc sự hình dung rõ hơn về những cái hút nước.

Sự hung bạo của sông Đà còn được thể hiện ở thác nước và trận địa ddas của Đà giang. Thác nước ở đây nó thật khủng khiếp “nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa….da cháy bùng bùng”. Câu vă của Nguyễn Tuân đã tác động mạnh mẽ vào thị giác và thính giác của người đọc, lột tả sự giận dữ, ghê gớm của những con thác ở sông Đà. Tác giả tiếp tục chi tiết của những trận địa con sông Đà. Đặc biệt là cuộc chiến với ông lái đò. Đà giang hiện lên không khác gì một con thủy quái dữ tợn và khát máu. Nó đưa ra mọi thủ đoạn sử dụng mọi chiêu thức sử dụng mọi đòn đánh để hạ gục ông lái đò. Thông qua sự khắc họa của Nguyễn Tuân, người đọc có dịp chứng kiến được sự hung bạo, nghỗ nghịch bất trị của bà mẹ thiên nhiên.

Xem thêm:  Qua những ảnh hưởng tàn bạo của cai lệ và người nhà lí trưởng, nêu “hành động phản ứng” của chị Dậu – Đề và văn mẫu 8

Trái với vẻ hung bạo và dữ tợn thì cũng có lúc con sông sông Đà hiện lên thật trữ tình. Con thủy quái ấy đã rũ mình và vứt bỏ sự gớm ghiếc để trở thành một thiếu nữ kiều diễm. Nét trữ tình của con sông Đà được thể hiện ở hình dáng con sông. Dòng sông Đà mềm mại “từng nét trải ra trên đại dương đálờ đờ bóng mây”. Dòng sông Đà được Nguyễn Tuân ví với mái tóc thướt tha của người con gái đang độ thanh xuân. “Con sông Đa tuôn dài, tuôn dài…đốt nương xuân”. Đó là một vẻ đẹp đầy sức sống và mang nét nên th, mờ ảo giữ amay trời khói núi. Màu sắc sông Đà thay đổi theo mùa và mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng.

Vẻ đẹp con sông Đà còn được tô điểm bởi cảnh ven sông và cảnh trên sông. Khung cảnh thiên nhiên ven sông Đà thật giàu chất thơ. “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ”, “một lương ngô…”,Thật là một bức tranh dạt dào nguồn nhựa sống, lam mê đắm hồn người.” Bừ sông hoang dại…cỏ tích tuổi xưa”. Với hình ảnh so sánh tài hoa, độc đáo của Nguyễn Tuân đã kéo người đọc trở về thuở bình yên của sông Đà từ ngàn năm trước.

Nói tóm lại, Nguyễn Tuân đã khắc họa rất thành công hình tượng con sông Đà với hai tính cách: hung bạo đến đáng sợ và trữ tình đến tuyệt mĩ. Nhà văn đã cho chúng ta thấy được sự tài hoa trong trí tưởng tượng phong phú, trong những liên tưởng táo bạo, bất ngờ, những so sánh mang dấu ấn cá nhân của Nguyễn Tuân trên những trang văn.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật vợ Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Nam Cao

Bài làm 2:

Người lái đò Sông Đà là kết quả của nhiều dịp đến với Tây Bắc của nhà văn, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958. Đây là một trong số 15 bài tùy bút của Nguyễn Tuân in trong tập Sông Đà xuất bản năm 1960. Lần xuất bản đầu tiên, bài này có tên là Sông Đà, năm 1982 khi cho in lại trong tập 2 bộ Tuyển tập Nguyễn Tuân, tác giả có sửa đổi tên bài thành Người lái đò Sông Đà.

Viết về sông Đà, Nguyễn Tuân có nhiều phát hiện. Hai nét tiêu biểu nhất của sông Đà là hung bạo và trữ tình. Để làm nổi bật tính chất hung bạo và trữ tình của con sông, tác giả đã vận dụng kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật.

Trước hết phải kể đến biện pháp nghệ thuật nhân hóa. Đá trên thác sông Đà mai phục, hung dữ bày thạch trận để tiêu diệt bất cứ con thuyền nào dám vượt thác. Nước cũng vậy, chúng thở, kêu rống lên. Nước cũng vào hùa với đá để đánh những miếng đòn “hiểm độc nhất”. Nguyễn Tuân còn sử dụng thủ pháp so sánh, tưởng tượng, huy động vốn hiểu biết phong phú về lịch sử, địa lí, quân sự, điện ảnh,… để miêu tả sông Đà.

Hình tượng người lái đò sông Đà là một người lao động, nhưng là nghệ sĩ trong lao động, hơn nữa là một dũng tướng trong cuộc thủy chiến thường xuyên với thác nước sông Đà. Đó là một con người bình thường, hiền lành với những nét phác họa: “cái đầu bạc… cái đầu quắc thước ấy đặt trên một thân hình cao to và gọn quánh như chất sừng chất mun”, “tay ông lêu nghêu như một cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại…”. Đó là một con người dũng cảm, say mê sông nước, say mê những cảm giác mạnh. Ông luôn bình tĩnh, ung dung đối đầu với những khó khăn nguy hiểm. Ông khôn ngoan vượt qua mọi cạm bẩy của thác ghềnh và đưa con thuyền về đích an toàn. Khi chở đò, ông là nghệ sĩ, là dũng tướng tài ba. Kết thúc công việc, ông lại là một người bình thường, làm công việc bình thường là chở đò trên sông.

Xem thêm:  Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng

Đặc điểm nổi bật của tùy bút Nguyễn Tuân là uyên bác và tài hoa. Để nói về con sông Đà, Nguyễn Tuân dẫn thơ cổ, dẫn thơ Lí Bạch, thơ B-rô-ni-ép-xki (Ba Lan). Ông vận dụng kiến thức lịch sử, địa lí, hội họa, điện ảnh, quân sự, thể thao để viết về con sông hung dữ và thơ mộng. Ông luôn có cảm hứng đặc biệt trước những hiện tượng phi thường, gây cảm giác mạnh. Bao giờ ông cũng say mê khám phá và thưởng thức cái đẹp. Vẻ đẹp hung dữ và thơ mộng của sông Đà, vẻ đẹp của ông lái đò bình dị nhưng khi vượt thác thì như một viên tướng tài ba, điêu luyện đã đem cảm hưng sáng tạo cho Nguyễn Tuân. Đúng là nhà văn nhìn cảnh vật và con người thiên về phương diện mĩ thuật và tài hoa.

Nhà văn đã dùng các biện pháp nhân hóa, so sánh, biến hóa trong cách đặt câu, dùng từ làm cho ngôn ngữ trong tác phẩm vừa có giá trị tạo hình vừa gợi cảm phong phú.

Qua hình ảnh con sông hung bạo và thơ mộng, người lái đò bình dị mà dũng cảm, tài hoa, Nguyễn Tuân ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Tây Bắc của Tổ Quốc.

Check Also

myhuyen 1 310x165 - Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Đề bài: Anh chị hãy viết bài nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *