Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Đề bài: Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn của nhà văn Kim Lân

Dựng vợ, gả chồng là chuyện lớn của cả một đời người. Nhưng trong câu chuyện đầy bi hài của nhà văn Kim Lân đã xảy ra một hiện tượng cực kỳ lạ: “Vợ nhặt”. Vợ nhặt hay nhặt vợ thì cũng đều như nhau cả. Nhưng không phải vì thế mà người vợ nhặt và người đi nhặt vợ trong câu chuyện này không còn phẩm giá. Ngược lại, họ vẫn rất tự trọng, vẫn hiện lên giữa trang văn đầy xúc động của Kim Lân một cách rất đẹp. Nhất là nhân vật Tràng – người đã nhặt được vợ giữa lúc nạn đói đang hoành hành.

Trong hàng nghìn người đang dật dờ như bóng ma vì đói, vì khổ, Tràng cũng chỉ là một kẻ xấu xí, cùng chung một số phận với họ. Không những thế, ngòi bút của Kim Lân còn vẽ nên Tràng một diện mạo rất xấu: người gầy gò, hắn cười quai hàm bạnh ra. Nhưng có lẽ, diện mạo Tràng càng xấu thì tính cách và tâm hồn anh càng đẹp. Bởi chẳng có ai giữa cảnh đói khát thế này lại còn đi đèo bòng thêm một người đàn bà về làm vợ. Hay chỉ có Tràng ngờ ngệch nên mới làm vậy? Sự thật hoàn toàn không phải vậy. Có thể Tràng ngờ nghệch thật, nhưng khi đưa thị về, Tràng cũng đã từng băn khoăn: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Sau không biết nghĩ thế nào, hắn tặc lưỡi một cái “Chậc kệ”. Và thế là, hẵn dẫn theo một người đàn bà cùng nhau bước qua những xác chết nằm còng queo bên đường. Rất có thể, rồi Tràng cũng sẽ trở thành một trong những cái bóng dật dờ ấy. Nhưng bỏ qua hết mọi thứ, Tràng vẫn đưa thị về trong niềm vui sướng và kiêu hãnh. Kim Lân đã miêu tả rất chi tiết: Mặt hắn có vẻ một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. Thấy bọn trẻ con nô đùa khiến vợ hắn càng thêm e thẹn, hắn vội vàng nghiêm nết mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng. Chi tiết này chứng tỏ Tràng là một người đàn ông rất có trách nhiệm.

Xem thêm:  Phân tích triết lý sống trong vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”- Văn lớp 12

Tràng không hề ngờ nghệch chút nào. Hay tại vì có người đàn bà đi bên cạnh nên hắn mới thế? Người đàn bà mà hắn vừa “nhặt” được ngoài chợ mang về làm vợ. Họ gặp nhau chỉ qua hai lần. Chính bản thân Tràng còn không ngờ được sự việc đang diễn ra. Vì Tràng chỉ hò vài câu bông đùa cho đỡ mệt mỏi, nhưng nào ngờ, thị lại theo Tràng về thật. Tràng cũng hào phóng, ga lăng lắm. Giữa cảnh đói kém túng quẫn như thế mà còn đãi thị một chặp bốn bát bánh đúc liền. Chưa hết, Tràng còn dẫn thị vào chợ tỉnh, bỏ tiền mua cho thị cái thúng con con rồi dẫn thị đi ăn một bữa no nê. Có lẽ, ở cái thời buổi này, thị là người đàn bà may mắn và hạnh phúc nhất. Vì giữa lúc đói khủng khiếp, có được miếng ăn đã là quý báu lắm rồi. Đằng này, thị lại còn được ăn uống no nê. Hẳn là thị thích lắm. Còn Tràng chẳng hề băn khoăn gì với số tiền mình bỏ ra. Thì ra, giữa cái cảnh đói khát này, vẫn có những tấm lòng cao cả đến vậy. Tràng đầy trách nhiệm, hiền lành, ga lăng. Tràng chính là một mẫu hình lý tưởng cho những người phụ nữ muốn lấy làm chồng.

Khi đối diện với mẹ, Tràng còn là một người con rất ngoan hiền, hiếu thảo và lễ phép. Những tưởng trong cơn đói khát ấy, phẩm chất đạo đức của con người bị mai một. Nhưng không, Tràng vẫn lễ phép mời mẹ ngồi lên chĩnh để thưa chuyện: Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ. Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau… Chẳng qua cũng là cái số cả. Chi tiết này cho thấy Tràng đã trưởng thành, đã tự quyết định được hạnh phúc đời mình. Tràng cũng không quên để tâm đến thái độ của vợ. Tràng là một người đàn ông rất tinh tế.

Xem thêm:  Phân tích hình tượng rừng xà nu qua 2 chi tiết

Càng đi sâu tìm hiểu Tràng, ta càng thấy ở con người này có nhiều phẩm chất tốt đẹp. Ngay sau ngày đầu tiên có vợ, tâm trạng của Tràng thật mới mẻ. Hắn đã cảm nhận được ánh nắng bình mình, dường như có một nguồn sáng mới vừa tỏa vào cuộc đời đầy tăm tối của hắn. Tràng nhận ra mọi thứ xung quanh mình đều thay đổi. Vợ hắn đã dậy từ sáng sớm làm mọi việc: quét dọn nhà cửa sạch sẽ, phơi hong quần áo, làm vườn tược… Những điều đơn giản ấy đã đánh thức hắn giữa những chuỗi ngày tăm tối của cái đói, cái khổ. Tràng tự nhận thấy mình cũng cần có trách nhiệm với căn nhà này, với gia đình, với thị. Hắn nghĩ đến tương lai, nghĩ đến việc hắn sẽ cùng thị sinh ra những đứa con trong căn nhà nhỏ bé này. Lúc trước, khi mang thị về nhà, Tràng còn nghĩ không biết có nuôi nổi nhau không. Nhưng đến giờ này, Tràng còn nghĩ đến những đứa con. Niềm tin và niềm hi vọng trong Tràng đang dần lớn lên. Hình ảnh của Tràng lúc này khiến người đọc liên tưởng đến nhân vật Chí Phèo của Nam Cao. Chí cũng đã được thức tỉnh sau bao ngày chìm đắm trong cơn say miên man bằng những hành động chân thật, lương thiện của Thị Nở – một người cùng khổ với Chí. Trong cả hai trường hợp này, bản chất của họ đều là người tốt, có phẩm chất, có đạo đức nhưng chỉ là đã bị lãng quên trong hoàn cảnh túng quẫn. Sau cùng, họ cũng vẫn tìm lại được chính mình, tìm được ý nghĩa đích thực của cuộc sống đến từ những điều đơn giản nhất.

Xem thêm:  Trình bày cảm nghĩ về câu chuyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

Tràng không giàu có gì, cũng chẳng khá giả hơn ai, thậm chí, hắn cũng có thể sẽ bị chết vì đói, nhưng qua cuộc nhặt vợ đầy bi hài, Kim Lân đã xây dựng rất thành công hình ảnh một chàng trai nghèo xấu xí bỗng dưng có được vợ. Qua đó, ông vừa thể hiện sự thảm hại của nạn đói năm 1945, vừa tố cáo bọn đến quốc, thống trị tàn ác đã cướp miếng cơm, cướp luôn cả quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của những người nông dân lương thiện.

Nhưng rồi, dù có thế nào đi nữa, bản chất của những con người cùng khổ ấy cũng vẫn không hề bị biến chất. Cụ thể, qua nhân vật Tràng – một người đã may mắn nhặt được vợ trong cảnh đói kém, vẫn hào phóng, ga lăng và đầy trách nhiệm. Mặt khác, cảnh tượng phá kho thóc của Nhật cuối tác phẩm còn là lời cổ vũ mạnh mẽ những người dân hãy đững lên đấu tranh giải phóng chính mình.

Câu chuyện khép lại nhưng cuộc nhặt vợ đầy hấp dẫn vẫn còn đọng lại trong lòng người đọc. Ở đó, phẩm chất cao quý của Tràng, của thị, và những con người như Tràng như thị vẫn luôn luôn thanh khiết, trong sáng. Đặc biệt, là Tràng – một mẫu đàn ông lý tưởng cho chị em phụ nữ với những phẩm chất tốt đẹp: hiền lành, chịu khó, trách nhiệm, ga lăng. Chính Tràng đã làm nên điểm nhấn cho tác phẩm.

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Check Also

7293 1494911290065 1020 310x165 - Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Đề bài: Anh chị hãy viết bài nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *