Trình bày cảm nghĩ về câu chuyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

Trình bày cảm nghĩ về câu chuyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

Hướng dẫn

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng đã mượn hình ảnh con ếch ngông nghênh, hống hách để bàn về thái độ và cách ứng xử nông cạn, thiếu hiểu biết của một bộ phận con người trong xã hội. Em hãy trình bày cảm nghĩ về truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.

I. Dàn ý chi tiết

  1. 1. Mở bài

  2. Giới thiệu về thể loại truyện và tác phẩm ếch ngồi đáy giếng: “Trong kho tàng truyện ngụ ngôn của dân tộc ta, có nhiều câu chuyện hài hước, châm biếm, sâu cay nhưng có ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống con người. Trong số đó truyện “ếch ngồi đáy giếng” là một câu chuyện như vậy. Tác giả đã mượn hình ảnh của một con ếch sống ở đáy giếng để mỉa mai, châm biếm lối sống nông cạn của con người hiện nay”.
  • 2. Thân bài

-Giới thiệu qua về nội dung câu chuyện

-Cuộc sống của ếch khi ở trong hang

+ Nơi sống: Trong một cái giếng nhỏ

+ Các sinh vật khác: bé nhỏ và sợ ếch

Ếch trở nên kiêu ngạo và nghĩ mình là chúa tể muôn loài

  • Cuộc sống sau khi ra khỏi hang

+ Hoàn cảnh: Nhờ mưa, nước dâng

+ Kiêu ngạo, không chịu tìm tòi

+ Bị trâu giẫm chết

-Bài học của câu chuyện: Không kiêu ngạo, ham học hỏi và tìm tòi

Xem thêm:  Anh chị hãy viết bài văn về tinh thần lạc quan ở trong xã hội

-Môi trường sống quan trọng trong việc hình thành nên tính cách.

  1. 3. Kết bài

Bài học nhận được và kinh nghiệm rút ra: Ông cha ta dạy rằng “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” chúng ta cần học tập, trau dồi vốn sống, tích lũy cho mình những kinh nghiệm quý báu để có được kết quả tốt trong cuộc sống”.

II. Bài tham khảo

Trong kho tàng truyện ngụ ngôn của dân tộc ta, có nhiều câu chuyện hài hước, châm biếm, sâu cay nhưng có ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống con người. Trong số đó truyện “ếch ngồi đáy giếng” là một câu chuyện như vậy. Tác giả đã mượn hình ảnh của một con ếch sống ở đáy giếng để mỉa mai, châm biếm lối sống nông cạn của con người hiện nay.

Câu chuyện kể về cuộc sống và suy nghĩ của chú ếch nhỏ sống ở đáy giếng sau khi ngắm nhìn cuộc sống bên ngoài. Chú chỉ nghĩ bầu trời bé bằng cái vung, các con vật sống cùng với nó như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần kêu lên một tiếng đã đủ làm chúng hoảng sợ. Vì thế, nó dần trở lên tự cao và nghĩ mình là chúa tể. Nhưng nó đâu biết rằng, nếu bước ra khỏi miệng giếng, nó chỉ là một sinh vật nhỏ bé mà thôi. Đó chính là thái độ sống phiến diện, có suy nghĩ thiển cận. Chính điều kiện sống đã hình thành lên lối sống và suy nghĩ lệch lạc đó.

Xem thêm:  Hãy phát biểu suy nghĩ của em về cô Út trong truyện Sọ Dừa

Một lần, trời mưa cao, nước dâng, ếch rời khỏi miệng giếng, cuộc sống bấy giờ mới kiến chú ếch hoang mang. Nhưng với tính cách kiêu ngạo, ếch không học hỏi về thế giới mới, nó nghĩ cái nơi mới mẻ này cũng như cái giếng cạn của nó. Vậy nên đi lại hiên ngang và kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không để ý xung quanh. Do đó, ếch đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. Đó chính là hậu quả tất yếu của thói chủ quan, kiêu ngạo. Nếu ếch chịu học hỏi và tìm tòi thì đã không gặp tai họa như vậy.

Cha ông ta đã khéo léo mượn chuyện của loài vật để nói nên chuyện của con người. Đây là sự tinh tế và thông minh rằng ngay từ xa xưa con người đã biết nhìn nhận cuộc sống theo nhiều chiều, chứ không phải theo một chiều nhất định. Đó là lối sống cần phát huy, trái ngược với lối sống của chú ếch chỉ quanh năm sống ở đáy giếng này vậy.

Như vậy chỉ với một vài tình huống trong truyện đã gợi nhắc và thức tỉnh những con người có lối sống thu hẹp bản thân, sống không quan tâm đến người khác. Cuộc sống ngày càng hiện đại, cần phải biết hòa nhập, hòa đồng với mọi người. Chúng ta cần đánh gá mọi việc bằng cái nhìn tổng quát chứ không bằng cái nhìn phiến diện như thế.

Xem thêm:  Phân tích yếu tố thần kì trong truyện cổ tích Thạch Sanh – Văn mẫu lớp 6 tuyển chọn

Câu chuyện ếch ngồi đáy giếng đã mang lại nhiều bài học có ích trong cuộc sống. Một môi trường bé nhỏ, hạn hẹp sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết của bản thân. Từ đó trở lên nông cạn, dễ chủ quan kiêu ngạo. Chúng ta cần mở rộng mối quan hệ với mọi người xung quanh, chịu khó tiếp thu và tìm tòi những cái mới để không xảy ra những hậu quả đáng tiếc như chú ếch ở trong câu chuyện.

Chúng ta muốn tồn tại trong xã hội này thì yêu cầu phải có cái nhìn sâu sắc, nhìn mở rộng hơn để không trở lên lạc hậu và bị đẩy lùi ra phía sau.

Ông cha ta dạy rằng “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” chúng ta cần học tập, trau dồi vốn sống, tích lũy cho mình những kinh nghiệm quý báu để có được kết quả tốt trong cuộc sống.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

anh con gai hoc sinh 310x165 - Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong những sáng tác hiếm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *