Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (có dàn ý và bài làm chi tiết)
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài: giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật:
Nói về người phụ nữ, từ xưa đến nay ta đã gặp không ít trong văn học dân gian, văn học thời kì phong kiến. Tuy thời gian thay đổi, nhưng vẫn nổi bật lên nét đẹp rất riêng của người phụ nữ Việt Nam, quá trình đổi mới văn học, những nhà văn tiên phong không chỉ nhận ra người phụ nữ Việt Nam ta đẹp, mà còn ẩn chứa bên trong tâm hồn những “viên ngọc” lấp lánh cần khám phá. Nói tới điều đó ta sẽ nghĩ ngay đến nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
2. Thân bài:
* Đặc điểm nhân vật:
– khái quát:
+ là nhân vật lam lũ, bất hạnh:
. không tên
. hình dáng bề ngoài
. cuộc sống vợ chồng
=> nạn nhân của cuộc sống bạo lực, gia đình đói khát lam lũ
* Một người phụ nữ sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời
+ xưng hô
+ lời nói với Phùng và Đẩu
* Một người nhân hậu, giàu hi sinh
+ thương con
+ không bỏ chồng
=> tác giả thể hiện cảm thông đối với nhân vật thể hiện tình yêu với con người. Phát hiện bản chất tốt đẹp ẩn chứa phía sau.
* Nghệ thuật:
– miêu tả tâm lí
– xây dựng cốt truyện
– ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo
– cách khắc họa nhân vật độc đáo
3. Kết bài:
Khẳng định nhân vật, suy nghĩ bản thân.
Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài
Bài làm tham khảo
Nói về người phụ nữ, từ xưa đến nay ta đã gặp không ít trong văn học dân gian, văn học thời kì phong kiến. Tuy thời gian thay đổi, nhưng vẫn nổi bật lên nét đẹp rất riêng của người phụ nữ Việt Nam, quá trình đổi mới văn học, những nhà văn tiên phong không chỉ nhận ra người phụ nữ Việt Nam ta đẹp, mà còn ẩn chứa bên trong tâm hồn những “viên ngọc” lấp lánh cần khám phá. Nói tới điều đó ta sẽ nghĩ ngay đến nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Nguyễn Minh Châu được mệnh danh là cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Nếu trước đổi mới, những tác phẩm của ông mang đậm chất anh hùng, những nhân vật được lí tưởng hóa, bước đi song song cùng với sự lãng mạn, bản anh hùng ca nâng lên thành những người mang phẩm chất, đại diện chung cho cộng đồng như Nguyệt và Lãm, thì nay, sau đổi mới, ông nhận ra giữa thời bình, con người không chỉ tồn tại những mặt tốt đẹp, mà còn bước đi song song, vừa vấp ngã trước hiện thực cuộc sống đặt ra muôn vàn những khó khăn, thử thách.
Nhân vật người đàn bà hàng chài, vốn không có gì nổi bật, không thể so sánh với Nguyện một cô gái gần như toàn mĩ, với vẻ đẹp phẩm chất anh hùng dũng cảm, một trái tim chung thủy son săt và một vẻ đẹp tuyệt mĩ. Thì nay, nhân vật của ông sau thời đổi mới chính là vẻ đẹp khuất lấp phía trong, bề sâu mà chúng ta phải mất nhiều công sức, phải hiểu thấu mới có thể nhận ra, hóa ra họ còn đẹp hơn nữa. Nhưng nay là cái đẹp rất khác, cái đẹp được khắc họa dưới góc nhìn và hoàn cảnh mới hoàn toàn.
Người đàn bà không có tên tuổi, như bao nhân vật trong những câu truyện khác. Không có tên, cũng là một dụng ý của tác giả, nhân vật của ông đã đại diện chung cho tầng lớp số phận chung của người làm nghề chài lưới. Và còn gọi với danh xưng, là “mụ”. Sau khi chụp xong một bức tranh gần như toàn mĩ, không dễ gì có thể tìm thấy được thì Phùng bắt gặp một cảnh tượng. người đàn bà hiện lên trong hoàn cảnh bị chồng đánh đập hành hạ dã man, người đàn bà có vẻ ngoài thật lam lũ, khó nhọc, dáng đi gương mặt đã hiện ngay lên sự bất hạnh. “người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch” mụ không đẹp, xấu xí với gương mặt đã bị rỗ đi, khuân mặt thì mỏi mệt, thiếu ngủ “tái ngắt và dường như đang buồn ngủ” người đàn bà bất hạnh với “tấm lưng áo bạch phếch và rách rưới” “nửa thân dưới ướt sũng”… nhân vật hiện lên không quá nổi bật, nhưng lại ấn tượng nhiều hơn bởi cái khổ cực, cái lam lũ, cái rách nát và tàn tạ, thể hiện một hoàn cảnh số phận thật nhỏ bé, bèo bọt, đáng thương biết chừng nào. Hẳn người phụ nữ ấy đã phải trải qua quãng đời lao động khổ sở. Bề ngoài ấy đã chứng minh được một cuộc đời không có gì khấm khá và vui sướng, nhân vật hiện lên như minh chứng rõ nét nhất về những mảnh đời bất hạnh, long đong trong thời kì mới. Và nếu không cố tìm mà hiểu, thì có lẽ ta cũng chỉ biết người đàn bà ấy khổ, và có lẽ con người bà cũng u ám, tối tăm, thiếu hiểu biết như chính số phận cuộc đời đã mang lại cho bà ta thôi.
Nhưng không, chính nhờ tình huống rất đắt trong câu truyện, khi Phùng gặp được bà và có cuộc nói chuyện hiểu sâu hơn về người đàn bà ấy, đã cho ta thấy được một mặt rất khác, khó nhận ra thường ngày. Đó là người phụ nữ, không những thường xuyên bị chồng đánh đập “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” cứ lúc nào lão thấy khổ quá thì xách mụ ra mà đánh đập, đó quả thực là một con quỷ dữ, một gã chồng vũ phu thô bạo, độc ác, chị ta là nạn nhân của cuộc sống bạo lực gia đình, của hoàn cảnh đói khát và lam lũ đấy, nhưng khi Đẩu – một chánh án tòa án huyện lên tiếng, hơn một lần bảo chị ta bỏ gã, nhưng chị ta vẫn van xin một cách xem chừng vô lí: “quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, nhưng đừng bắt con bỏ nó”, hóa ra phía sau một bức tranh không có nổi một tia hi vọng, màu sắc tươi sáng, lại một một trái tim bao la, một con người đối ngược với hoàn cảnh sống.
Bởi lẽ người đàn bà nói ra như vậy, bởi bên trong là một trái tim người mẹ, người phụ nữ vô cùng sâu sắc. Chính người phụ nữ này đã khiến một người như Đẩu, một chánh án, và một nhiếp ảnh tài năng như Phùng như nhận ra một lẽ sống mà bấy lâu này mình còn chư hiểu hết. Chúng ta vì không sống trong hoàn cảnh của nhau, như người đàn bà nói: “lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn… cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ khó nhọc” với “con mắt như đang nhìn suốt cả cuộc đời” cùng việc “người đàn bà để lộ ra cái vẻ sắc sảo chỉ đến thế” như vừa đủ để kích thích trí tò mò của hai người thanh niên hẵng còn trẻ tuổi. Nhờ người đàn bà này trải lòng cuộc sống, nên ta mới biết đây quả thực là một người phụ nữ đáng trân trọng biết bao.
Nếu không nhờ có người chồng vũ phu kia, chị hiểu rằng mình làm sao có thể một mình xoay xở khi biển động dữ dội, chèo chống khi phong ba. Nhà lại đông con, làm sao chị xoay xở được, chị hiểu rằng mình sống không phải vì mình, mình còn có những đứa con còn đang đợi lớn, chị thấy vui nhất là khi chứng kiến cảnh “vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con chúng nó được ăn no…” bởi những khó nhọc, chịu đựng, nhẫn nhục bị đánh đập hành hạ giờ đã được giải tỏa, đã xứng đáng, vì chị yêu các con, một người đàn bà chịu đựng mọi thứ vì tình yêu thương vô bờ, bởi chị có tấm lòng đức hi sinh cao quý. Dù chồng có đối xử thậm tệ vẫn một mực bênh vực, lại hiểu thấu nỗi khổ của chồng nên đồng ý để mặc không kêu van khi chồng đánh đập mình, và còn qua việc chị gửi thằng Phác lên cho ở với ông ngoại, tránh làm trái tim đứa bé nhỏ tuổi bị tổn thương, lại trở nên lệch lạc về nhân cách.
Người phụ nữ ấy, ngoài thì xấu xí lam lũ, nhưng bên trong lại là một viên ngọc sáng. Cuộc sống thời kì đổi mới cũng vậy, luôn còn biết bao con người tương tự, ta cần nói ra sự thật, không nên mĩ lệ hóa cuộc sống nữa, hãy phản ánh đúng những gì ta còn khó khăn, văn học và một nhà văn chân chính là như vậy.
Qua nhân vật này đã thể hiện một tình cảm của tác giả, sự nhân đạo và chất hiện thực đậm đặc trong tác phẩm. Qua đó nói lên tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào con người, dù có bất hạnh, có không còn một tia hi vọng, dù cuộc đấu tranh với sự sống ấy toàn thất bại, thì họ vẫn đặc biệt đáng trân trọng ngợi ca, đặc biệt là người phụ nữ.
Hình ảnh cuối câu truyện, Phùng như nhìn thấy người đàn bà ấy bước đi trên bờ, hòa lẫn vào đám đông. Như thể hiện một niềm tin, hi vọng vào con người, rồi sẽ được giải thoát.
Cảm ơn Nguyễn Minh Châu đã mở đường cho văn học ta thời kì ấy, truyện ngắn của ông luôn phản ánh đúng và hay về con người, và chắc chắn sẽ mãi là tấm gương lớn cho mọi nhà văn hôm nay và mai sau, những nhân vật của ông rồi sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc muôn thế hệ bởi những tâm huyết, cống hiến ông đã bỏ ra.
Nguyễn Bích Ngọc
Lớp 12A1 – Trường THPT thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái