Phân tích nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời Thừa của Nam Cao.
Trong làng văn học nước nhà trước cách mạng tháng tám, đã để lại biết bao cây bút với những tác phẩm để đời,nhưng trong số những cây bút đó nổi trội hơn cả đó là cây bút mang tên Nam Cao.Bằng ngòi bút đậm chất nhân văn, nhân đạo cao cả,ông đã viết lên tác phẩm “Đời Thừa”, khắc họa thành công những nhà tri thức đương thời.
Trong tác phẩm,Nam Cao đã khắc họa nhân vật Hộ nghèo nhưng anh lại có tình yêu văn chương tha thiết.Nhưng cuộc sống không cho phép sự nghiệp văn chương của Anh phát triển,mà anh đã phải giằng xé nội tâm giữa một bên là sự nghiệp văn chương và một bên là vợ trẻ con thơ.Đây cũng chính là tấn bi kịch của những nhà trí thức trước cách mạng tháng tám.
Hộ là một nhà văn có tinh thần trách nhiệm, anh mong muốn mang lại ánh sáng cho sự nghiệp văn chương của nước nhà,nhưng lại vì nỗi lo cơm áo gạo tiền mà anh không thể theo đuổi sự nghiệp văn chương của mình.Nhiều lần anh đã nghĩ tới việc từ bỏ những nỗi lo toan của cuộc sống đời thường để tiếp tục sự nghiệp văn chương nhưng anh không thể,nhưng anh không thể quay lưng lại với vợ con. Hộ muốn tỏa sáng với nghệ thuật nhưng cuộc sống đã ghì sát anh với những lo toan vụn vặt của cuộc sống.Chính vì thế nó đã khiến anh phải giằng xé nội tâm quyết liệt.
Trước hết “Đời Thừa” Nam Cao đã xây dựng nhân vật Hộ với tấn bi kịch về văn chương.Đối với anh nghệ thuật là tấ cả,là trên hết,nó quan trọng hơn tất những cái đời thường,kể cả đói rét cũng không có ý nghĩa gì đối với gã trẻ tuổi say mê nghệ thuật như Hộ.đối với Hộ cả đời anh chỉ ước mơ viết được một tác phẩm để đời,” làm mơ những tác phẩm ra cùng thời”.Khát khao của Hộ đó là anh phải giành được giải Nobel làm sáng danh rạng rỡ nước nhà.Đồng thời Hộ cũng có quan niệm văn chương rất đúng đắn,với anh sự cẩu thả trong văn chương thật là đê tiện.Đúng vậy “Văn chương không cần những người thợ khéo tay làm theo những khuôn mẫu cho sẵn “,mà “ văn chương cần khơi những nguồn chưa ai khơi,sáng tạo những gì chưa có”,quan niệm văn chương của anh thật đúng đắn và lớn lao.Thế nhưng ước mơ đó,khát khát đó nào có thực hiện được,cuộc sống đâu phải lúc nào cũng như mình mong muốn,nó nghiệt ngã và phũ phàng hơn nhiều,nhất là trong hoàn cảnh trước cách mạng tháng tám, cuộc sống quá khó khăn,gò bó không cho phép con người sống theo ý mình,nó khiến con người ta rơi vào tình trạng bế tắc,khốn cùng,khiến người ta phải lựa chọn giữa cái thực tế cuộc sống và ước mơ cho tương lai.Đối với Hộ cũng thế,anh đã phải lựa chọn giữa sự nghiệp văn chưa và vợ con đang chờ anh biết bao thứ phải lo.Trước cuộc sống như thế,anh đã viết những gì,anh đã phản bội lại lý tưởng và ước mơ của của mình,anh đã “cho in những cuốn văn viết vội”và”gợi những tình cảm rất nhẹ,rất nông trên một thứ văn quá ư bằng phẳng và dễ dãi’,để rồi lúc anh ngồi đọc lại thì chính anh cũng không thể tin nổi đó là do anh viết,”nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối,nghệ thuật là tiếng kêu đau khổ từ những kiếp lầm than”,nó không phải là ánh sáng xanh huyền ảo,cũng không phải là cái gì đó quá xa xôi,mà nó chính là thực tế của cuộc sống hàng ngày.Hộ không mơ mộng về công danh,anh chỉ mong viết được tác phẩm để đời thế nhưng anh lại không làm được,”vì cơm áo không đùa với khách thơ”(Xuân Diệu).Làm sao anh có thể viết được khi trong đầu anh toàn những toan tính từ những chi tiêu nhỏ nhặt nhất trong gia đình anh,anh chỉ có thể cho ra đời những tác phẩm “rẻ như bèo”.
Bi kịch giấc mộng văn chương đã quá đau khổ,đẩy anh vào hoàn cảnh phải làm ngược với lý tưởng của mình,tuy nhiên anh lại thuận với gia đình cuộc sống thực tế.Chính những tác phẩm viết vội vã,không có trách nhiệm đó đã nuôi sống vợ con anh và cả chính anh trước hoàn cảnh sắp chết đói của gia đình anh.Có lẽ đây được coi là lý do duy nhất để anh không bị xem là “Đời Thừa”,anh đã cưu mang từ một cô gái đáng thương bị tình nhân ruồng bỏ với đứa con trẻ thơ mới sinh xong,đó chẳng phải là người có tình yêu thương yêu,người có tấm lòng cao cả hay sao. Dám vứt bỏ cả sự nghiệp hoài bão của mình để gánh trên vai nỗi lo cơm áo gạo tiền,những thứ mà trước kia anh không bao giờ nghĩ tới.Thế nhưng cũng chính anh viết đi chính phần người còn lại của anh,anh đã tìm đến rượu,lúc nào anh cũng say trong men rượu rồi về anh lại chửi vợ,nhưng những lúc tỉnh anh lại hối hận khi nhìn thấy Từ.Chính cái xã hội bất công và tàn nhẫn lúc bấy giờ đã đẩy anh tới mức “khốn nạn” của cuộc sống,là nguồn gốc của mọi sự đau khổ.
Nam Cao đã khắc họa một nhà văn đã phải chịu bao nhiêu nỗi đau của cuộc sống,của sự giằng xé nội tâm.Giữa một bên là sự nghiệp văn chương mà anh từng mơ ước rất nhiều và một bên là Từ,một người vợ đảm đang,ngoan hiền mà anh đã cưu mang.Đây cũng chính là hình ảnh những nhà trí thức của nước ta lúc bây giờ.Qua đây Nam Cao ca ngợi tình yêu thương,bảo vệ cho những kiếp sống đáng thương,lâm than đã phải đứng lên đấu tranh cho hạnh phúc của mình.Nam Cao đã làm đúng tư tưởng “Văn học là nhân học”,ông đã tôn lên vẻ đẹp qua những tác phẩm để đời của mình,đồng thời thay họ đứng lên lên đấu tranh về quyền sống,ước mơ cao đẹp.
Qua nhân vật Hộ trước tấn bi kịch của mình,Nam Cao đã góp phần nào đó phản ánh cuộc sống hiện thực lúc bây giờ.Cái kết của Chí Phèo là cùng Thị Nở ở lò gạch nhưng không biết kết quả cuối cùng có Chí Phèo con ra đời hay không và cũng không ai biết sau tiếng nấc,tiếng khóc của Hộ thì cuộc sống của anh sau này có hạnh phúc hay không một cái kết mang đậm nét Nam Cao nhân văn, nhân đạo.
Nguồn: Bài văn hay