Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân

Đề bài: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân

Bài làm

Truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân lấy bối cảnh là nạn đói lịch sử của dân tộc ta diễn ra năm 1945 làm chết hai triệu người. Tác giả đã tái hiện lại trận đói lịch sử đó bằng những lời văn vô cùng sâu sắc, giàu tính nhân văn.

Trong tác phẩm nhân vật bà cụ Tứ là một người mẹ điển hình cho những người phụ nữ Việt Nam nghèo khổ, khó khăn nhưng vẫn đầy ắp tình yêu thương dành cho con người. Một người mẹ luôn thấu hiểu cho hoàn cảnh của con trai mình, sẵn sàng che chở cho người khác nương dựa vào gia đình mình trong cảnh khó khăn lỡ bước.

Bà cụ Tứ xuất hiện trong bóng hoàng hôn chập choạng, trời sâm sẩm tối. Khi mà anh cu Tràng dẫn người vợ nhặt của mình về nhà, ở cái xóm ngụ cư tăm tối hai bên đường toàn những ngôi nhà lụp xụp nằm san sát bên nhau. Tiếng quạ kêu, mùi xác người chết chưa kịp chôn cất, phóng ra một thứ mùi thịt thối vô cùng khó ngửi.

Trong cảnh đói kém ấy, anh cu Tràng một con người có vẻ ngoài thô kệch xấu xí, hai quai hàm bạnh ra, nhà thì nghèo, mẹ góa con côi, trình độ học vấn thấp, không có điều kiện đi học, bởi hoàn cảnh cái ăn cái mặc còn chẳng có ai mà nghĩ tới chuyện đi học. Một người đàn ông cùng đinh như vậy lại nhặt được vợ, một cách vô cùng dễ dàng.

Bởi trong hoàn cảnh miếng ăn thiếu thốn, cưới vợ có nghĩa là vác thêm một món nợ, thêm người thì chắc chắn sẽ thêm miệng ăn. Nhưng anh cu Tràng vẫn quyết định đưa thị về nhà sống cùng mình. Hình ảnh bà cụ Tứ cũng bắt đầu xuất hiện từ phân đoạn này.

Xem thêm:  Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao - trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Từ đó nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật của nhà văn

Bà đi từ ngoài cổng vào nhà hai lưng còng xuống, đôi mắt thì kèm nhèm rồi, những nếp nhăn cứ xô lại với nhau trên khuôn mặt. Bà có vẻ ngoài khổ sở, già nua lam lũ như bao người phụ nữ lớn tuổi ở Việt Nam. Cả cuộc sống cơ cực, làm lụm, nên cái lưng càng ngày càng còng cũng là điều dễ hiểu.

Trong từ ngoài vào bà thấy trong nhà mình có bóng người phụ nữ ngồi ở mép giường. Bà tưởng mình nhìn nhầm trông gà hóa cuốc. Nhưng khi vào tới nhà nghe người phụ nữ chào mình bằng u, rồi anh cu Tràng đon đả, u về rồi à, đây là nhà con, nhà con sẽ về ở cùng gia đình mình kể từ hôm nay. Trong giây phút ấy, bà cụ Tứ thoáng chút buồn cho thân phận mình, cho con trai bởi người ta thường cưới vợ trong lúc ăn nên làm ra, còn mình thì…Bà lo lắng chẳng biết chúng có nuôi nổi nhau sống qua cái đận này không?

Nhưng rồi bà lại nghĩ, có gặp cảnh khốn khó nhưng lúc này thì người ta mới lấy tới con mình, mà con mình mới có vợ. Một người đàn bà biết nhìn xa trông rộng, biết nhìn sự việc một cách tích cực. Rồi bà lại thương cho cô gái làm vợ anh cu Tràng. Chắc phải gặp hoàn cảnh lỡ bước, khốn khó lắm thì mới như vậy. Những suy nghĩ của bà cụ Tứ cho thấy bà là người vô cùng nhân hậu, luôn suy nghĩ thấu đáo, đặt mình vào địa vị hoàn cảnh của người khác để suy nghĩ cho người đó.

Nhà văn Kim Lân vô cùng thành công khi xây dựng nhân vật bà cụ Tứ đầy ám ảnh khiến người đọc không thể nào quên được.

Diễn biến tâm lý của bà cụ Tứ thay đổi liên tục từ những tín hiệu này sang tín hiệu khác. Bà cảm thấy vui mừng khi con trai mình thật sự vui vẻ, có nơi có chốn, nương dựa vào nhau cùng cố gắng làm ăn trong thời kỳ đói kém này.

Mặc dù bà biết trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay thêm một người trong nhà sẽ kéo theo nhiều gánh nặng kinh tế khác. Nhưng cách bà cụ Tự nói chuyện động viên đôi uyên ương mới cưới khiến cho mọi người cảm thấy vô cùng nể phục. Thể hiện tấm lòng, mong ước của một người mẹ luôn muốn các con mình cố gắng vươn lên trong cuộc sống ‘Nhà mình nghèo các con bảo ban nhau mà làm ăn”

Bà động viên các con “May ra trời cho khấm khá…không ai giàu ba họ không ai khó ba đời”, những câu nói của bà cụ Tứ đều tràn ngập niềm tin vào tương lai, thể hiện tấm lòng của một bà mẹ già luôn lo lắng cho tương lai của con cái mình.

Bà cụ Tứ tận tình chu đáo với đôi vợ chồng mới cưới khiến người đọc vô cùng cảm động,

Sau đêm tân hôn, cuộc sống của ba nhân vật trong truyện đều bước sang một giai đoạn mới. Sáng hôm sau, khi cu Tràng tỉnh dậy trong lòng vô cùng khoan khoái, nhìn người đàn bà ngồi trong nhà mình, mà ngỡ như mơ. Còn người phụ nữ làm vợ Tràng thị không còn nét đanh đá, chỏng lỏm, như hôm đầu Tràng gặp nữa. Người phụ nữ đó trở thành người vợ hiền thục, sáng ra biết dậy sớm cùng mẹ chồng vun vén quét dọn nhà cửa sân vườn cho sạch sẽ tinh tươm.

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”

Còn bà cụ Tứ, bà dậy từ rất sớm chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà. Hình ảnh nồi cháo cám, người mẹ già bưng ra, khiến cho người đọc cảm thấy xót xa đến rơi lệ.

Một bữa ăn gia đình, với thức ăn vô cùng giản dị, thể hiện sự nghèo khó của toàn xã hội, của gia đình anh cu Tràng, nhưng những thành viên trong gia đình đó đều cố gắng ăn uống vui vẻ làm như rất ngon bởi ai cũng muốn cố gắng tạo nên cuộc sống mới tốt đẹp hơn.

Trong bữa ăn đó, họ nói về việc Việt Minh phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo, rồi họ mơ màng nghĩ tới một tương lai tốt đẹp hơn. Đúng là trong nghèo khổ nhưng họ luôn nghĩ tới cái sống chứ không bao giờ tìm tới cái chết.

Tác giả Kim Lân đã khắc họa vô cùng thành công nhân vật bà cụ Tứ, cũng như xây dựng tình huống truyện vô cùng độc đáo sâu sắc, khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn. Hình ảnh bà cụ Tứ người mẹ nghèo khổ nhưng thương con vô bờ bến có lòng vị tha, thương người khiến cho nhiều người đọc phải khâm phục ngưỡng mộ.

Thảo Nguyên

Check Also

hoaphuong 27 310x165 - Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Đề bài: Anh chị hãy viết bài nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *