Phân tích Lẽ ghét thương trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu

Phân tích “Lẽ ghét thương trong” truyện “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu.

Bài làm

Nguyễn Đình Chiểu được xem là một nhà văn lớn của văn học trung đại nước ta, ông không chỉ đóng góp cho nước nhà những bài văn tế hay với hình ảnh người nông dân yêu nước thà chết vinh còn hơn sống nhục mà còn để lại cho đời sau một tác phẩm truyện hay là ‘Lục Vân Tiên”. Có thể nói đây là một bộ truyện thơ hay và có giá trị như Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đặc biệt trong tác phẩm ấy đoạn trích Lẽ Ghét Thương nổi bật lên những đạo lí về lẽ ghét thương trên đời. Và dường như lẽ ghét thương ấy được nhìn qua cái nhìn của ông Quán.

Đoạn trích đặc sắc “Lẽ ghét thương” (từ câu 473 đến 504) kể về cuộc nói chuyện giữa nhân vật ông Quán và mấy nho sĩ trẻ tuổi. Lục Vân Tiên cùng bạn thân chính là vương Tử Trực đi thi, vào quán trọ gặp Trịnh Hâm và Bùi Kiệm cũng là sĩ tử. Trịnh Hâm đề nghị bốn người làm thơ để so tài cao thấp. Trịnh Hâm, Bùi Kiệm thua tài lại còn nghi Lục Vân Tiên và vương Tử Trực gian lận. ông Quán nhân đó mới bàn về lẽ ghét thương ở đời.

Đồng thời đoạn trích cũng là lời cảm khái than đời của ông Quán trước bọn tiểu nhân Trịnh Hâm, Bùi Kiệm huênh hoang, khoác lác, bất tài mà bụng dạ lại xấu xa. Đó chính là việc tầm phào mà ông Quán ghét. ông Quán là nhân vật tiêu biểu cho các nhà Nho mai danh ẩn tích, cũng như ông Ngư, ông Tiều, lấy nghề nghiệp mưu sinh làm tên. Có thể coi đây là nhân vật phát ngôn cho tư tưởng của tác giả.

Bốn câu thơ đầu là lời của ông Quán khi chứng kiến bọn Trịnh Hâm, Bùi Kiệm đã bị thua lại còn mắc thêm lỗi đó là việc nói sai lời, và điều này khiến cho ông phải bật lên những bất bình của mình bằng cách thể hiện lẽ ghét thương trong đời:

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu

“Quán rằng: “Kinh sử(1) đã từng,

Coi rồi lại khiến lòng hằng(2) xót xa.

Hỏi thời ta phải nói ra,

Vì chưng hay ghét cũng là hay thương””

Ông Quán thẻ hiện mình cũng đã là một người tri thức nhưng về mai danh ẩn tích với cái nghề bán quán này. Ông đã có một thời cũng dùi mài kinh sử chăm chỉ cũng thi thố như Vân Tiên và những người kia. thật khá khen cho câu thơ “ Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” ông quán hay chính tác giả đã giải thích cái căn nguyên ghét thương của mình.Và như theo ông thì chính vì ghét nên mới thương, chính những cái ghét kia đã làm ảnh hưởng đến cái thương của họ. Mà tiêu biểu là những đời chúa trị làm những điều khiến ông Quán cũng như tác giả ghét vì đấy dân chúng vào những chỗ nguy hiểm khốn khổ.

Và tiếp đến mười hai câu thơ sau thì nhân vật ông Quán thể hiện cái lẽ ghét của mình, những lẽ ghét được phô bày ra thể hiện ông Quán là một người có tri thức khẳng khái, đặc biệt ông đã dám nhìn vào cái sai của đời trước mà nói lên quan điểm của mình:

“Tiên rằng: “Trong đục chưa tường,

Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?”

Quán rằng: “Ghét việc tầm phào”

Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tới tâm.”

Vân Tiên tỏ ra là một người ham học hỏi không tự nhận mình là tài giỏi, cũng không thấy ông Quán chỉ là một người bán quán mà khinh thường ông. Và khi hỏi ông rằng lẽ ghét thương thế nào thì ông Quán lại bắt đầu nói về những ghét thương của mình. Ông Quán ghét những chuyện tầm phào, không đâu vào đâu trong thiên hạ. Những câu truyện tầm phào là những chuyện tranh đua vớ vẩn trong thiên hạ, dường như được ông thể hiện cảm xúc tột độ của mình bằng cách lặp từ ghét và thêm vào đó những tính từ cay đắng. Đó là cái ghét cay ghét đắng ghét vào tới tâm can của ông.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ số 28 của Tago

Sau đó ông Quán như đã thể hiện sự ghét của mình qua những sự việc cụ thể. Nào là ghét đời Kiệt, đời Trụ chỉ vì những đam mê nhan sắc nên đã đẩy nhân dân vào những chỗ nguy hiểm, rồi lại đến nhà U nhà Lệ vì đa đoan lắm chuyện mà đã như khiến cho nhân dân lầm than. Ghét đời Thúc Quí, Ngũ Bá làm cho nhân dân rối ren nhọc nhằn, khốn khó. Có thể nói đó chính toàn là những triều đại nổi tiếng của Trung Quốc những triều ấy đại diện cho những gì vua chúa làm cho nhan dân phải khổ. Có thể thấy ông Quán là một người có một lòng yêu thương nhân dân hết mực thì mới hiểu được nỗi khổ của nhân dân như thế. Những cái gì, điều gì có hại cho nhân dân là ông ghét hết thảy. Và có thể nói rằng những điều làm hại cho dân không phải ghét bình thường mà ông ghét cay ghét đắng.

Có thể thấy rằng những câu thơ cuối thể hiện sự thương của ông Quán, những người ông thương toàn là những bậc hiền nhân quân tử trung quân ái quốc mà ai cũng biết đến. Nào là tánh nhân như Khổng Tử, rồi lại đến học trò hiếu học như Nhan Tử. Hàng loạt những cái tên của những bậc hiền tài được liệt kê ra Gia Cát, Đồng Tử, Nguyên Lượng, Hàn Dũ. Đó toàn là những người không những có tài mà còn có đức thế nhưng nhiều người trong đó lại có số phận không may mắn người chết sớm, người gặp cảnh loạn lạc cũng chết, và nhân vật Ông Quán thương cho những bậc như thế, những người tài đức là những người được kính trọng yêu mến:

Xem thêm:  Trình bày hiểu biết của anh (chị) về những nét chính trong trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945

Thương là thương đức thánh nhân,

Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông.

Thương thầy Nhan Tử dở dang.

Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh.

Thương ông Gia Cát tài lành,

Gặp cơn Hán mạt đã đành phui pha.

Thương thầy Đồng tử cao xa,

Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.

Thương người Nguyên Lượng ngùi ngùi,

Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.

Thương ông Hàn Dũ chẳng may,

Sớm dâng lời biểu, tối đày đi xa.

Thương thầy Liêm, Lạc đã ra,

Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân”

Tác giả kết thúc bằng hai câu thơ cuối cùng như tóm lại cái lẽ ghét thương ở trên đời được nhìn qua con mắt của ông Quán. Đó la những điều thể hiện sự hiểu biết của ông quán cũng như tấm lòng của ông đối với cuộc đời. Chính vì ghét nên mới thương nhân dân, hiền tài. Ông đã từng xem qua nhiều kinh sử và thấy nủa phần ghét nửa phần thương.

“Xem qua kinh sử mấy lần,

Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương”

Như vậy có thể thấy đoạn trích thể hiện rõ tầm nhìn xa trông rộng của một ông chủ quán như thế nào. Tất cả những tên triều đại và việc làm sai trái của họ ông đều biết hết, những bậc hiền nhân quân tử ông cũng biết hết. Qua đó thể hiện người tài trong xã hội còn rất nhiều tuy nhiên chỉ là chán ghét mà ở ẩn vui tuổi già mà thôi.

Check Also

7212 1494911290056 1016 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *