Phân tích khổ thơ sau trong bài thơ “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu: “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang/ Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng/ Đây mùa thu tới, mùa thu tới/ Với áo mơ phai dệt lá vàng”

Phân tích khổ thơ sau trong bài thơ “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu: “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang/ Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng/ Đây mùa thu tới, mùa thu tới/ Với áo mơ phai dệt lá vàng”

Gợi ý

“Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của đất trời”. Khi mùa thu bắt đầu đặt bước chân đầu tiên của mình xuống thế gian cũng là lúc không gian bắt đầu có những sự chuyển biến tinh tế đầy sức cuốn hút: trời thu trong xanh, khí thu dịu mát và cảnh thu trong sáng. Đó cũng chính là bức chân dung mùa thu ta bắt gặp trong bài thơ “Đây mùa thu tới”. Với bài thơ này, mùa thu bắt đầu cuộc hành trình của mình một cách đầy ấn tượng:

“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

Đây mùa thu tới, mùa. thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng"

Bằng phương pháp miêu tả, liên tưởng tinh tế, với ngòi bút điêu luyện, nhà thơ đã khắc họa được những đường nét đầu tiên của bức tranh mùa thu Việt Nam, không phải như bức tranh làng cảnh như trong thơ Nguyễn Khuyến nhưng cũng mang vẻ đẹp mà buồn, nỗi buồn không hiểu sao ngay từ đầu đã nhuốm màu sắc tang tóc:

“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng"

Khung cảnh thiên nhiên thật đẹp, thật thơ với những rặng liễu rủ bên hồ, cành lá mềm mại uốn cong rủ xuống soi bóng trên mặt hồ, cành lá đung đưa theo làn gió thổi. Cây liễu mang dáng hình của một cô gái yêu kiều đầy tâm trạng, xòa mái tóc dài của mình trong dáng chịu tang. Suối tóc buông thả song song hay là những giọt lệ, những giọt nước mắt đau khố đang rơi, giọt nối giọt, hàng nối hàng? “Rặng liễu đìu hiu” mang cái buồn do sự tác động của ngoại cảnh hay chính là vì tâm cảnh buồn “đìu hiu” để rồi lan tỏa ra và bao trùm lên mọi giới? Hai câu thơ sử dụng cách gieo vần “buồn… buông”, “đìu hiu… chịu tang… ngàn hàng” diễn tả một nỗi buồn sâu sắc, buồn đến tang tóc. Phát hiện điều ấy, Xuân Diệu đã chứng tỏ cặp mất quan sát tinh tế và trí tưởng tượng phong phú của mình.

Xuân Diệu đã phát hiện, mùa thu đến trên rặng liều cành mềm lá mướt ven hồ. Cho đến khi cái buồn thâm đẫm, bao trùm lên cảnh vật cũng là lúc mùa thu bắt đầu hiện diện. Nhà thơ là người chứng kiến tất cả. ông reo lên như đã đợi mùa thu từ lâu lắm rồi:

“Đây mùa thu tới, mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng"

Từ “đây” đứng ở đầu câu cùng với cách điệp lại cụm từ “mùa thu tới” là tiếng reo lên tự đáy lòng tác giả, của một người được đón nhận cái mình đã chờ đợi từ lâu. Phải chăng bởi mùa thu không chỉ đẹp mà mùa thu còn mang một cái hồn đầy tâm trạng? “Diệp lạc tri thu”. Bằng cặp mắt háo hức của mình Xuân Diệu phát hiện mùa thu đến với chiếc áo dệt bằng lá thu vàng, sắc màu “mơ phai” không chói chang, lòe loẹt cũng không hề tối mà mang trong mình sự trẻ trung, tươi tắn nhưng cũng hết sức nhẹ nhàng, trang nhã. Nó cũng giống như màu vàng ta đã từng bắt gặp trong “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư:

“Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô”

Nhưng có lẽ hào hứng và vui sướng đến mức thốt lên thành lời trước sự hiện điện của mùa thu thì chỉ có ở Xuân Diệu mà thôi.

Vậy là trên cuộc hành trình xâm lấn khắp thế gian của mình mùa thu đã đem đến cho xứ Bắc nước ta một nét thu thật đẹp. Với tài năng nghệ thuật của mình, Xuân Diệu đã dựng lên những nét đặc trưng của mùa thu để lại những ấn tượng sâu đậm cho bâ’t cứ ai một lần bước chân vào mùa thu, vào thế giới của “Đây mùa thu tới”…

Xem thêm:  Câu chuyện về Nguyễn Khuyến

Hocvanvanhoc.com

Check Also

bieu cam ve mai truong than yeu 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *