Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Đề bài: Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Bài làm

Xuân Quỳnh là một gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ trẻ chống Mỹ. Trong giàn đồng ca của thơ trẻ chống Mỹ, Xuân Quỳnh nổi lên như một tiếng thơ trẻ trung, đầy nữ tính. Cũng bám sát cuộc sống lao động và chiến đấu anh hùng của con ngựời Việt Nam, nhựng Xuân Quỳnh còn thể hiện được cả một khát vọng mãnh liệt về tình yêu. Điểm đặc sắc trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh là: vừa khát khao một tì nh yêu lí tưởng vừa hướng tới một hạnh phúc thiết thực của đời thường. Tất cả những điều ấy được thể hiện trong một tiếng thơ giản dị, tự nhiên và hồn nhiên gần như bản năng vậy. Nhắc đến Xuân Quỳnh người ta thường nhắc đến những bài nổi tiếng: “Thuyền và biển”, “Thơ tình cuối mùa thu”, “Tự hát”… và nhất là “Sóng” – bài này được rút ra từ tập “Hoa dọc chiến hào”. Có thể nói, “Sóng” đã kết tinh được tất cả những gì là sở trường nhất của hồn thơ này.

Hình tượng bao trùm cả bài thơ này không có gì khác hơn là sóng. Sóng vừa được gợi ra trong một âm điệu rất phù hợp, vừa được tái tạo với hàng loạt ý nghĩa phong phú của nó.Một bài thơ chân chính bao giờ cũng tác động vào tâm hồn người đọc trước tiên bằng âm điệu của nó. Người đọc còn chưa kịp hiểu chi tiết hình ảnh thì đã bị cuốn theo âm điệu, nói một cách khác, âm điệu đã xâm chiếm tâm hồn người đọc. Âm điệu của một bài thơ bao giờ cũng là sự hoà điệu nhuần nhuỵ giữa cảm xúc thơ và tiết điệu ngôn ngữ. Vì thế âm điệu chứa đựng tính chất của tình cảm thơ. Ẩn náu trong âm điệu là cái hồn, cái thần của xúc động thơ. Vì những lý do ấy mà đọc thơ điều trước tiên và cũng là khó nhất, ấy là phải cảm nhận và nắm bắt cho được âm điệu của nó.

Đọc bài thơ “Sóng”, chúng ta còn chưa hiểu các ý nghĩa của sóng nhưng ai cũng dễ bị âm điệu cuốn hút. Bởi âm điệu thơ ở đây cũng là âm điệu của sóng biển. Thi sĩ đã khéo đưa nhịp triền miên của sóng vào thơ hay sóng biển đã khuấy động hôn người tạo nên sóng lòng và sóng lòng đã tràn ra câu chữ mà thành sóng thơ?

Âm điệu thơ phụ thuộc khá nhiều vào thể loại. Xem ra, thể thơ ngũ ngôn ở đây đã phát huy được sở trường riêng của nó. Khéo khai thác sự biến hoá phong phú về cả vần và nhịp của ngũ ngôn, Xuân Quỳnh đã sử dụng nhuần nhuyễn nhịp thơ để tạo ra nhịp sóng. Nói riêng khổ thơ đầu, hai câu đầu đi nhịp 273:

Dữ dội / và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

thì hai câu tiếp theo đã chuyển nhịp 3/2 (cấu kỳ hơn là 1/2/2):

Xem thêm:  Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân- Văn lớp 12

Sóng/ không hiểu /nổi mình

Sóng/ tìm ra tận bể

nhịp thơ thay đổi như vậy đã giúp Xuân Quỳnh mô phỏng được nhịp sóng vốn biến đổi rất mau lẹ, biến hoá không ngừng.

Cách tổ chức ngôn từ cũng góp phần tạo ra âm điệu của bài thơ. Thi sĩ đã triệt để tận dụng lối tổ chức theo nguyên tắc tương xứng, hô ứng, trùng điệp. Nhất là việc tạo ra các cặp từ, các vế câu, các cặp câu, thậm chí ngay cả các khổ thơ cũng hình thành những cặp đi liền kề, kế tiếp luân phiên đấp đổi nhau vể bằng trắc nữa. Vế tiếp vế, câu tiếp câu. Ở đây vừa “dữ dội và dịu êm” – “ồn ào và lặng lẽ”, ngay đó đã là:

“Ôi con sóng ngày xua – và ngày sau vẫn thế… cứ thế:

-Em nghi vẽ anh em

Em nghĩ về biển lớn

-Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

-Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam. V.V..

Cặp này vừa lướt qua, cặp khác đã xuất hiện, tựa như con sóng này vừa lịm xuống, con sóng khác đã trào lên. Nhờ đó âm điệu thơ gợi được hình ảnh những con sóng trên mặt biển, cứ miên man, khi thăng khi giáng, khi bổng khi trầm, vô hồi vô hạn. Ta cứ thấy trong âm điệu nhấp nhô những con sóng nối tiếp nhau, gối đầu lên nhau, xô đuổibnhau bất tận. Vậy là, trước khi sóng hiện hình qua những hình ảnh cụ thể thì chúng ta đã nghe thấy tiếng sóng trong âm hưởng, âm điệu.

Sóng là hình tượng trung tâm của bài thơ. Nhưng cũng cần phải thấy thi phẩm này có một lối cấu trúc hình tượng khá độc đáo. Mỗi bài thơ thường vẽ ra hình tượng tác giả của nó. Hình tượng tác giả trong bài thơ không hề đồng nhất với con người thi sĩ ở ngoài đời. Nhà thơ thường chọn một tư thế một dáng điệu trong thơ để phô diễn tâm tình của mình sao cho phù hợp nhất. Có thể Xuân Quỳnh viết bài thơ này tại nhà của mình. Nhưng hình tượng tác giả trong bài thơ lại là người phụ nữ đang đứng trước biển, đối diện với đại dương, với sóng để suy tư ngẫm nghĩ và khát khao. Mỗi một phát hiện về sóng người phụ nữ ấy lại liên tưởng đến mình và tình yêu. Bởi thế, mỗi một khám phá về sóng cũng là một khám phá về ‘chính mình. Xuân Quỳnh nhìn thấy mình ở trong sóng và thấy sóng ở trong mình. Vì thế mà sóng là hoá thân, là phân thân của cùng một cái tôi Xuân Quỳnh. Sóng và Em trở thành hai hình tượng xuyên suốt, khi tách rời, khi hoà nhập, chuyển hoá sang nhau, tuy hai mà một, tuy một mà hai. Đến nỗi, ta có thể khẳng định Sóng là cái tôi thứ hai của Xuân Quỳnh,Mỗi một khổ thơ là một khám phá về sóng, mỗi một khổ thơ, sóng lại hiện lên một ý nghĩa khác, Cho nên không thể lược qui riêng vào một ý nghĩa nào, mà phải nắm bất hình tượng sóng với tất cả các ý nghĩa của nó. Và chi cổ thể nói rằng sóng là tâm hồn, là khát vọng, là tình yêu của người phụ nữ mà thôi

Mở đầu bài thơ, sông hiện ra với một ý nghĩa rất đặc biệt: sóng mang nữ tính Nghĩ thật thú vị, nam thi sĩ Xuân Diệu thấy sóng biển là một chàng trai đang ỵêu bờ đắm đuối cuồng nhiệt. Còn nữ si Xuân Quỳnh lại thấy sóng mang trong nó khí chất của người phụ nữ.Có phả i nhà thơ trữ tính thường có thiên hướng áp đặt cái tôi của mình vào đối tượng chăng? Phải nói rằng đây là một tiếng nói đầy kiêu hãnh về giới mình;

Dữ dội và dịu êm….tận bể

Trong khi chất của sóng, thấy có sự hài hoà của các đối cực Vừa dữ dội nhất vừa dịu êm nhất, vừa ồn ào nhất vừa lặng lẽ nhất. Và mỗi con sóng nhỏ lại mang trong mình một khát vọng lớn Và đó la khát vọng về sự lớn lao. Vì mang khát vọng lớn mà sóng trở nên quyết liệt, Vâng, nếu một khi xảy ra chuyện sóng không hiểu nổi mình thì dứt khoát “Sóng tìm ra tận bể”. Sóng sẽ từ bỏ sư chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến sự lớn lao, bao dung, khoáng đạt.

Đứng trước biến, con người ta dễ có cảm giác rằng: nghìn năm trước khi chưa có mình biến vẫn thế này, nghìn năm sau khi mình đã tan biến khỏi mặt đất rồi, biến vẫn thế kia, Vẫn những con sóng từ ngoài xa mải miết chạy vào bờ, tan mình trên bờ bãi. Biển vẫn xôn xao, cồn cào, xáo động thế! Biển là hình ảnh của sự bất diệt. Đối diện với sự bất diệt có thực của biển người ta liên tưởng đến sự bất diệt khác: sự bất diệt của khát vọng! Chừng nào còn tuổi trẻ, chừng ấy khát vọng tỉnh vẽti vấn bồi hồi vỗ sóng trong lồng ngực họ:

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ.

Đến khổ thơ thứ bà, sống lại hiện lên với một ý nghĩa khác: Nguồn gốc của sóng cũng là nguồn gốc bí ẩn của tình yêu! Đứng trước biển, người phụ nữ ấy muốn cắt nghĩa vẽ nguồn gốc của sóng. Những nỗ lực ấy trở nên bất lực. Nguồn gốc của sóng cũng huyền bí như nguồn gốc của tình yêu:

Sóng bát dầu từ gió

Gió bất dầu từ dâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau

“Khi nào ta yêu nhau?”, câu hỏi ấy dường như làm băn khoăn mọi đôi lứa. Và không ai trả lời được tới cùng? Càng yêu nhau say đắm bao nhiêu người ta càng thấy rằng tình duyên của mình là không thể giải thích được. Người ta thường thiêng ỉiêng hoá tình yêu. Nó là sự gặp gỡ trong kiếp này, nhưng biết đâu lại là sự hò hẹn từ kiếp trước. Người ta chỉ muốn tin thế! Và phải tin thế tình yêu của con người mới trở nên linh thiêng!

Xem thêm:  Hướng dẫn soạn văn Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu

Rồi cứ thế, sóng là nỗi nhớ của tình yêu: “Con sóng dưới lòng sâu – Con sóng trên mặt nước – ôi con sóng nhớ bờ – Ngày đêm không ngủ được – Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức”. Là lòng thuỷ chung: “Dẫu xuôi về phương Bắc – Dẫu ngược về phương Nam – Nơi nào em cũng nghĩ – hướng về anh một phương”. Là hành trình đến với hạnh phúc của những lứa đôi: “Ở ngoài kia đại dương – Trăm nghìn con

sóng đó – Con nào chẳng tới bờ – Dù muôn vàn cách trở”. Là sự không cùng của khát vọng: ” Cuộc đời tuy dài thế – năm tháng vẫn đi qua – Như biển kia dẫu rộng – Mây vẫn bay về xã”… Cứ thế, lời thơ triền miên cùng với sóng. Để đến cuối cùng, nó hiện ra trong khao khát mãnh liệt nhất và cũng là khao khát vô biên tuyệt đích nhất: khao khát bất tử. Điều này là một lôgic hiển nhiên. Đứng trước biển, người ta đối diện với sự vô cùng vô tận của không gian, cũng là đối diện với sự vô thuỷ vô chung của thời gian và nhỡn tiền là sự vồ hạn vô hồi của biển cả. Người ta khó tránh khỏi cảm giác rợn ngợp. Thấy đời người thật là ngắn ngủi, kiếp người thật là nhỏ nhoi phù du, vô nghĩa. Chỉ có biển kia là vẫn thế. Chỉ có biển kia là bất diệt. Thân phận phù du nào cũng muốn hoá vĩnh hằng! Người ta thèm muốn được bất tử. Người phụ nữ này cũng thế. Chị muốn được có mặt mãi trên cõi đời này. Để được sống! Để được yêu! Sống trong tình yêu ấy là hạnh phúc. Thế là khát khao ấy đã dâng lên mãnh liệt khôn cùng:

Làm sao dược tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biền lón rình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

Bài thơ dẫu đã khép lại, nhưng những con sóng đó vẫn cồn cào trong ngực biển, trong lồng ngực những lứa đôi không bao giờ ngừng nghỉ!

Nguồn: Tài liệu trực tuyến

Check Also

7293 1494911290065 1020 310x165 - Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Đề bài: Anh chị hãy viết bài nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *