Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong Chữ Người Tử Tù của nhà văn Nguyễn Tuân
Bài làm
Nguyễn Tuân được đánh giá chính là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam ngay cả trước và sau Cách mạng. Mỗi giai đoạn ông lại có được một phong cách riêng của mình và luôn được bạn đọc yêu mến. Với lối hành văn mạch lạc, ngôn từ độc đáo giàu hình ảnh, xây dựng nhân vật hội tụ được những nét tài hoa luôn để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Với nhân vật độc đáo – Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” cũng là một thành công lớn của Nguyễn Tuân.
“Chữ người tử tù” đã xây dựng lên một nhân vật Huấn Cao là một người anh hùng thời loạn. Huấn Cao được hội tụ có được biết bao nhiêu phẩm chất tài năng cùng với khí phách hiên ngang, hơn nữa Huấn Cao lại sáng ngời thiên lương và có tài năng hơn người. Xây dựng lên nhân vật Huấn Cao là một nguyên mẫu lịch sử có thật trong thế kỉ XIX. Huấn Cao chính là hiện thân của võ tướng, một người anh hùng của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương, đó chính là một nhà thơ, nhà thư pháp Cao Bá Quát lững lẫy một thời. Thông qua ngòi bút tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân thì một nguyên mẫu lịch sử này đã tự nhiên đi vào trang văn giống như một tờ hoa và nhân vật cũng hiện lên lung linh sáng tỏa trên từng con chữ.
Xây dựng lên một nhân vật Huấn Cao dường như cũng đã hiện lên như ánh hào quang mà có khả năng phủ kín cả bầu trời tỉnh Sơn. Thông qua lời trò chuyện của quản ngục cũng như thầy thơ lại ta thấy tiếng tăm của Huấn Cao lúc đó cũng đã nổi như cồn. Chính những điều này dường như cũng đã làm cho bọn ngục quan phải kiêng nể và không ai là không biết đến Huấn Cao là người có tài viết chữ đẹp, đồng thời lại có tài bẻ khóa, vượt ngục nữa. Nguyễn Tuân cũng đã xây dựng lên nhân vật Huấn Cao như mang cốt cách ngạo nghễ, mang được một sự phi thường của một bậc trượng phu. Từ xưa cho đến này thì chính những kẻ theo học đạo Nho thông thường cũng đã lại được thể hiện lòng trung quân một cách mù quáng, kiến cho nước nhà lâm vào tình trạng lầm than. Huấn Cao cũng đã chọn lựa một con đường khác để có thể đấu tranh đời lại quyền sống cho con người. Tuy bị triều đình phán xét là kẻ phản nghịch thế nhưng trong lòng người dân ông lại chính là một vị anh hùng, dám xả thân vì nghĩa lớn. Chí lớn không thành, bị bắt vào ngục giam thế nhưng ông cũng cứ vô cùng hiên ngang bất khuất, lung linh đẻ có thể lan tỏa giữa cuộc đời.
Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao
Khi đứng trước uy quyền của nhà lao của những thế lực bạo tàn. Cũng chính con người ấy dường như cũng lại càng sáng tỏa. Trong từ thay vì buồn rầu, chán nản mà Huấn Cao lại luôn lạc quan và lại thản nhiên nhận rượu thịt của quản ngục. Huấn Cao đối với quản ngục thì lại vô cùng lạnh lùng, khinh. Dễ nhận thấy được trong cách trả lời như khinh mạt đầy ngạo mạn của Huấn Cao càng thể hiện được bản lĩnh hiên ngang, kiên cường cho đến cái chết cũng không hề lo sợ.
Nguyễn Tuân xây dựng Huấn Cao bên cạnh dũng khí ngất trời của một bậc hảo hán, đó cũng chính là một vẻ đẹp của một con người rất đỗi tài hoa. Huấn Cao cũng luôn luôn có tài viết chữ đẹp và nổi tiếng khắp vùng. Chính trong xã hội trước thì trong thị hiếu thẩm mĩ của con người ở trên đất nước Việt Nam cũng như ở Trung Quốc thì việc viết chữ đẹp hay còn gọi là thư pháp chính là cả một nghệ thuật cao quý Chơi chữ đẹp là một thú chơi thanh tao. Thế nên cái tài viết chữ đẹp của Huấn Cao do đó là biểu hiện của nét đẹp của văn hoá một thời mà ai ai cũng phải ngưỡng mộ. Chữ của Huấn Cao vô cùng đẹp và có thần đến mức ai ai nhìn vào cũng luôn có ngưỡng vọng được sở hữu chữ của ông treo trong nhà. Có chữ của Huấn Cao cũng chẳng khác gì có được vật báu để treo trong nhà vậy.
Nhân vật Huấn Cao được xây dựng lên là một nhân vật biết biệt nhỡn liên tài, luôn tôn trọng người biết yêu thích cái đẹp và có tấm lòng nhân hậu. Điều này được thể hiện ở chỗ khi mà hiểu được tấm lòng viên quản ngục thì nhân vật ông Huấn Cao dường như cũng đã lặng nghĩ, và khẽ mỉm cười cho đến một sự ngạc nhiên và thốt ra câu nói “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài, thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Thông qua lời nói rất chân tình, xúc động của Huấn Cao người đọc cũng có thể phần nào hiểu được tấm lòng biệt nhỡn của ông. Tất cả điều trên cũng đã bộc bạch được Huấn Cao luôn luôn là một điều vô cùng hiên ngang, phí phách và cũng rất có nghĩ khí nữa. Ông nhận ra được tấm lòng của viên quản ngục thì lại rất kính trọng quản ngục và khuyên quản ngục nên tránh xa nơi này để giữ được phẩm hạnh cũng như đức độ của mình.
Đoạn văn tả cảnh cho chữ được đánh giá là một đoạn văn hay và vô cùng đặc sắc, nhà văn Nguyễn Tuân dường như cũng đã sử dụng được thủ pháp tương phản và làm nên được một cảnh cho chữ có một không hai. Sự đối lập, sự tương phản làm nên cảnh cho chữ bi tráng chưa từng thấy khiến cho độc giả không thể rời mắt được. Đó cũng chính là một sự đối lập giữa bóng tối, ánh sáng cũng như những sự dơ bẩn của xã hội nhà tù được thể hiện rõ nhất. Tất cả chỉ làm nổi bật hơn cho hình tượng nhân vật Huấn Cao với sự phí phách, hiên ngang của người anh hùng thời loạn.
Nhân vật Huấn Cao cũng đã thể hiện được cái đẹp, cái thiên lương không bao giờ và không khi nào có thể chung sống được với cái xấu xa, cái ác được. Xây dựng lên nhân vật Huấn Cao với khí thế của người anh hùng biết biệt nhỡn liên tài cũng đã khiến cho tác phẩm “Chữ người tử tù” như có sức sống lâu bền hơn, vươn đến những giá trị đích thực trong cuộc sống đó chính là vẻ đẹp Chân – thiện – mỹ.
Minh Nguyệt