Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật ông hai trong truyện ngắn Làng
Hướng dẫn
Sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, Ông Hai đã trải qua rất nhiều những cảm xúc phức tạp. Em hãy phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật ông haitrong truyện ngắn Làng.
I. Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả và tác phẩm, nhân vật ông hai: Tác giả Kim Lân – một nhà văn gắn liền với truyện ngắn, các truyện ngắn của ông thường gắn với cuộc đời, cảnh ngộ của người nông dân và cuộc sống sinh hoạt của làng quê. Trong số các truyện ngắn nổi bật, “Làng” là một tác phẩm tiêu biểu cho đề tài về cảnh ngộ người nông dân thời kì đầu cách mạng Tháng Tám
2. Thân bài
-Tâm trạng say sưa, hào hứng khi kể về làng: Mở đầu truyện, tác giả nói về tình yêu của ông Hai đối với ngôi làng Chợ Dầu, ông rất yêu nó, yêu tất cả những thứ gì là của làng, tất cả những thứ của làng đối với ông đều to lớn nhất, đẹp đẽ nhất
-Nỗi ám ảnh, day dứt, lo sợ và xấu hổ khi nghe tin làng theo giặc: Từ khi nghe được tin ấy, tâm trạng ông bị ám ảnh, day dứt và mặc cảm với thân phận là người của làng Việt gian bán nước. Bên tai ông đầy rẫy tiếng chửi bọn Việt gian, ông chẳng làm được gì, chưa thể đối mặt với điều đó, ông chỉ biết cúi gằm mặt mà đi
-Sự dứt khoát trong tình cảm với làng và tình yêu kháng chiến: Khi mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi bởi ông là người làng Chợ Dầu, ông thoáng nghĩ về lại làng nhưng ông đã gặt phăng đi, ông dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”
-Tâm trạng sung sướng, mừng rỡ khi biết tin làng không theo giặc: Khi nghe được tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc, ông Hai vô cùng sung sướng và mừng rỡ, ông đem cái tin Tây nó đốt nhà mình đi mà khoe với khắp cả mọi người
3. Kết bài
Ý nghĩa diễn biến tâm lí của nhân vật ông hai: Có thể thấy, truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã diễn tả rất tinh tế, cụ thể và sinh động diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai. Qua diễn biến tâm trạng của ông ta thấy được tình yêu làng sâu sắc và tình yêu nước thiết tha gắn với tinh thần kháng chiến của ông.
Bài liên quan tác phẩm Làng:
>>Cảm nhận của em về tình yêu làng của nhân vật Ông Hai trong truyện ngắn Làng
>>Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân
>>Giới thiệu tác giả Kim Lân – Tác giả của truyện ngắn Làng
>>Giới thiệu về truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân
>>Phân tích truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân – Văn mẫu lớp 9 đặc sắc nhất
II. Bài tham khảo
Tác giả Kim Lân – một nhà văn gắn liền với truyện ngắn, các truyện ngắn của ông thường gắn với cuộc đời, cảnh ngộ của người nông dân và cuộc sống sinh hoạt của làng quê. Trong số các truyện ngắn nổi bật, “Làng” là một tác phẩm tiêu biểu cho đề tài về cảnh ngộ người nông dân thời kì đầu cách mạng Tháng Tám. Trong tác phẩm, tác giả đã thể hiện sinh động diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai – một người yêu làng, yêu nước và yêu kháng chiến.
Mở đầu truyện, tác giả nói về tình yêu của ông Hai đối với ngôi làng Chợ Dầu, ông rất yêu nó, yêu tất cả những thứ gì là của làng, tất cả những thứ của làng đối với ông đều to lớn nhất, đẹp đẽ nhất. Khi kháng chiến nổ ra, ông cùng gia đình phải tản cư đi nơi khác, ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, ông đem ngôi làng của mình ra mà khoe, khoe bằng tất cả niềm tự hào và hãnh diện của mình. Thế rồi cũng chính ở nơi tản cư xa làng ấy, ông nghe được tin dữ, đó là tin cả làng Chợ Dầu của ông theo giặc.
Ban đầu ông không thể tin được, ông bàng hoàng đến sững sờ, phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần, nhưng rồi nghe họ khẳng định, ông đã vô cùng đau đớn và tủi hổ “Cổ họng ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như không thở được”. Rồi ông đâm ra nghi ngờ, cố không tin vào cái tin ấy, nhưng rồi ông ông đành phải tin trước lời kể của người phụ nữ tản cư đó. Từ khi nghe được tin ấy, tâm trạng ông bị ám ảnh, day dứt và mặc cảm với thân phận là người của làng Việt gian bán nước. Bên tai ông đầy rẫy tiếng chửi bọn Việt gian, ông chẳng làm được gì, chưa thể đối mặt với điều đó, ông chỉ biết cúi gằm mặt mà đi.
Nỗi ám ảnh đeo bám ông, ông tủi hổ, giận lây và trách cứ sự phản bội của người làng, ông không còn dám ra ngoài, sống tron nỗi lo sợ và nhục nhã. Khi mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi bởi ông là người làng Chợ Dầu, ông thoáng nghĩ về lại làng nhưng ông đã gặt phăng đi, ông dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Trong khoảnh khắc ấy, ông đã minh chứng rằng tình yêu nước rộng lớn và bao trùm lên tình yêu làng, thế nhưng ông chưa vứt tình cảm với làng đi được, ông vẫn xót xa, tủi hổ. Khi nghe được tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc, ông Hai vô cùng sung sướng và mừng rỡ, ông đem cái tin Tây nó đốt nhà mình đi mà khoe với khắp cả mọi người. Nhà bị đốt, ông chẳng buồn tiếc, bởi đó là minh chứng cho niềm tự hào của ông về làng, làng ông trung thành và ông cũng trung thành.
Có thể thấy, truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã diễn tả rất tinh tế, cụ thể và sinh động diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai. Qua diễn biến tâm trạng của ông ta thấy được tình yêu làng sâu sắc và tình yêu nước thiết tha gắn với tinh thần kháng chiến của ông.
Theo Tapchivanhoc.com