Giới thiệu tác giả Kim Lân – Tác giả của truyện ngắn Làng
Hướng dẫn
Kim Lân là người một lòng đi về với đất, vời trời với thuần hậu nguyên thủy. Bằng vốn sống và tài năng của mình ông đã thể hiện đầy sinh động cuộc sống, số phận của những người nông dân nghèo trong xã hội xư. Giới thiệu tác giả Kim Lân sẽ cung cấp thêm những thông tin về nhà văn Kim Lân. Các bạn hãy tham khảo nhé!
1. Một nét về tác giả
Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài. Quê ông ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Vì nhà nghèo, hồi nhỏ Kim Lân chỉ học đến lớp nhất rồi đi phụ việc cho các thợ đàn anh để giúp gia đình kiếm sống. Năm 1944, Kim Lân tham gia Hội Văn hoá cứu quốc, sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim).
Bài liên quan tác phẩm Làng:
>>Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật ông hai trong truyện ngắn Làng
>>Cảm nhận của em về tình yêu làng của nhân vật Ông Hai trong truyện ngắn Làng
>>Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân
>>Giới thiệu về truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân
>>Phân tích truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân – Văn mẫu lớp 9 đặc sắc nhất
2. Sự nghiệp sáng tác
– Tác phẩm chính: ”Nên vợ nên chồng” (tập truyện ngắn, 1955), ”Con chó xấu xí” (tập truyện ngắn, 1962).
– Trong cả hai giai đoạn sáng tác, số tác phẩm của ông không nhiều nhưng ông đều có những tác phẩm hay, đi vào lòng người. Ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Có lẽ vì từ nhỏ ông đã từng được đi đến nhiều làng quê, am hiểu văn hóa, phong tục, cuộc sống của nông thôn Việt Nam nên ông mới có thể viết nên những tác phẩm chân thực đến vậy. Tác phẩm của ông là những trang viết về phong tục và đời sống làng quê của đồng bằng Bác Bộ.
– Ông viết rất chân thực, xúc động về cuộc sống của những con người nơi đây bởi ở ông có sự am hiểu sâu sắc tâm lí của họ – những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng. Có một cái hay là dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy ở đó là cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn nhưng con người Việt Nam vẫn luôn yêu đời, thật thà, hồn hậu.
-Trong bản đồ văn học Việt Nam, mỗi cây bút đều chọn cho mình một vị trí riêng. Khác với các nhà văn cùng thời như Ngô Tất Tố hay Nguyễn Công Hoan… làng quê trong các tác phẩm của Kim Lân dẫu là những nhân vật nghèo, dân lao động thô sơ nhưng không bao giờ bị lam lũ, thô kệch, tuềnh toàng bủa vây. Văn học của Kim Lân không hề u tối mà luôn toát lên nét yêu đời, trong sáng, tài hoa. Chính vì thế mà giá trị lớn nhất và cao cả nhất trong các tác phẩm của Kim Lân không phải giá trị hiện thực, không phải là một bản cáo trạng tố cáo xã hội như các tác phẩm của Nam Cao, Ngô Tất Tố… mà là giá trị nhân đạo. Từ bóng tối của hoàn cảnh Kim Lân muốn làm ánh sáng của tình người lan tỏa. Đó chính là chủ nghĩa nhân văn tha thiết và cao cả.
Dù thời gian có ngày một trôi đi nhưng cái tên Kim Lân và những tác phẩm của ông vẫn luôn in dấu trong trái tim độc giả bởi chính những giá trị nhân văn sâu sắc ẩn chứa trong từng trang viết của ông.
Theo Tapchivanhoc.com