Giới thiệu về truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân

Giới thiệu về truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân

Hướng dẫn

Giới thiệu về truyện ngắn Làng sẽ cung cấp thêm những thông tin về hoàn cảnh ra đời cũng như những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Làng. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

1. Hoàn cảnh sáng tác

Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông viết rất thật, rất hay về nông thôn và người nông dân. Một trong số những tác phẩm xuất sắc của ông ở đề tài này là “Làng”.

Tác phẩm được ra đời vào năm 1948. Đó là những năm tháng đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhân vật chính của tác phẩm là ông Hai, sống ở làng Chợ Dầu. Ông Hai là một người vô cùng yêu quý làng quê mình vì thế khi Pháp đến đánh chiếm ông quyết định ở lại làng làm du kích, làm thanh niên chống giặc dù tuổi đã cao. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình ông buộc phải tản cư lên thị trấn Hiệp Hòa. Thế rồi một hôm ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, khi đó ông đã vô cùng đau khổ. Nhưng cho đến khi nghe tin cải chính về làng ông vui sướng đến mức đi khoe củi nhà ông bị đốt hết trong niềm tự hào.

Bài liên quan tác phẩm Làng:

>>Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật ông hai trong truyện ngắn Làng

>>Cảm nhận của em về tình yêu làng của nhân vật Ông Hai trong truyện ngắn Làng

>>Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân

>>Giới thiệu tác giả Kim Lân – Tác giả của truyện ngắn Làng

>>Phân tích truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân – Văn mẫu lớp 9 đặc sắc nhất

2. Đặc sắc nội dung, nghệ thuật

Với cốt truyện đơn giản, ít nhân vật, cách tạo tình huống cởi nút và thắt nút dễ dàng Kim Lân đã giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận câu chuyện nhưng không hề làm mất đi cái hay của tác phẩm. Qua đây, nhà văn muốn nhắn nhủ tới người đọc rằng bao trùm lên cả tình yêu làng quê đó chính là tình yêu đất nước vô bờ bến, tinh thần quyết chiến quyết thắng khi đất nước bị giặc xâm lăng. Chúng ta cần phải tin tưởng vào đường lối của Đảng và Nhà nước ta, tin vào công cuộc cách mạng của nhân dân ta, cùng đoàn kết với mong muốn đuổi được giặc xâm lược ra khỏi đất nước.

Để có được nội dung câu chuyện sâu sắc ấy, Kim Lân đã tạo ra những biện pháp nghệ thuật vô cùng đặc sắc như độc thoại, ngôi kể, điểm nhìn của người kể, những mâu thuẫn nội tâm, đối thoại, miêu tả dáng người để từ đó bộc lộ tình cảm ….

Câu chuyện đã thể hiện được tính chân thực, sinh động tình yêu làng quê thống nhất với tình yêu đất nước ở nhân vật ông Hai. Kim Lân đã thành công khi xây dựng một tình huống truyện có tính căng thẳng, thử thách. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật ở “Làng” tự nhiên mà sâu sắc, tinh tế. Ngôn ngữ sinh động, đặc sắc, mang đậm chất khẩu ngữ, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người nông dân.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao Cái cò lặn lội bờ ao Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng

Tất cả những điều đó đã khiến cho “Làng” luôn là một tác phẩm xuất sắc với người đọc và chính điều đó đã giúp Kim Lân khẳng định được vị trí của mình trên bản đồ văn học Việt Nam.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

5247396 image 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *