Phân tích bài “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc

Em hãy phân tích bài “Vi hành’ của Nguyễn Ái Quốc nêu rõ đặc sắc nghệ thuật trào phúng của tác giả.

Với nghệ thuật trào phúng Nguyễn Ái Quốc đã có tác phẩm để dời “Vi hành” đã phơi bày bản chất tàn bạo, giả dối của chế độ thực dân Pháp. Cũng với nghệ thuật ấy, Người đã bộc bạch và bày tỏ thái độ khinh bỉ đối với bọn vua quan bù nhìn bán nước cầu vinh, chỉ riêng đối với sự kiện Khải Định sang Pháp dự cuộc Đấu xảo thuộc địa.

Truyện ngắn đặc sắc “Vi hành” được đăng trên báo Nhân Đạo, tác phẩm đã tố cáo được bộ mặt của chính quyền thực dân Pháp và sự lừa bịp của “quốc mẫu” Khải Định. Ngay từ tiêu đề của tác phẩm thôi chúng ta đã thắc mắc, không phải ngẫu nhiên “đứa con tinh thần” của Bác có tên như vậy, mà đó là sự suy nghĩ trăn trở của những người sáng tạo ra nó. Bởi lẽ nó đặt tiêu đề để làm sao để tên gọi ấy tạo lên được tư tưởng chủ đề của tác phẩm, không chỉ thế nó còn phải gây sự tò mò hấp dẫn người đọc. Nguyễn Ái Quốc đã đặt tên tác phẩm là “Vi hành”, hai từ này thường được dùng cho những bậc vua chúa xưa kia đi khảo sát dân tình đóng giả làm dân thường không cho ai biết. Đi một cách bí mật nhằm hiểu được cuộc sống của nhân dân khổ cực và khó nhọc đến đâu và có bị áp bức bóc lột không. Đặc biệt, khi nhà vua đi vi hành không được lấy tên thật của mình mà phải lấy tên giả. Nhưng, trong tác phẩm này của tác giả dường như điều này lại trái ngược hoàn toàn, Nguyễn Ái Quốc lại chỉ ra khi đi vi hành Khải Định vẫn lấy cái tên của mình và ông vua này không đi xem dân tình thế đất nước mình như thế nào mà đi sang nước Pháp. Như vậy, Khải Định đâu có phải là đi vi hành thực sự vì dân, lo cho dân mà thật sự hắn đang đi giúp nước xâm lược trên chính đất nước của mình. Ngay ở nhan đề của tác phẩm, tác giả đã cho thấy một sự châm biếm sâu cay.

Mở đầu câu truyện được diễn ra một cách khách quan và tự nhiên, tác giả không để Khải Định xuất hiện trực tiếp mà thông qua lời kể của hai nhân vật nam nữ thanh niên kể về Khải Định. Những việc đàm tiếu về trang phục nhà vua mà do đôi thanh niên nam nữ người Pháp thực hiện. Dường như tác giả đã lợi dụng cách cảm nhận ngộ nghĩnh của họ đối với cách ăn mặc xa lạ. Nguyễn Ái Quốc đã biến một ông vua có quyền hành thành một trò cười rẻ tiền: đầu đội chụp đèn, quấn khăn, tay đeo đầy nhẫn, mũi tẹt, mắt xếch, mặt bủng như quả chanh, không một chút uy nghi, đường vệ. Hơn thế, người bạn gái đã trông thấy nhà vua, hình dung vua là người “đeo lên người hắn đủ cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm“, y như một mụ đàn bà. Còn người thanh niên thì xem vua như một trò vui mắt không phải mất tiền như xem “vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên”, hoặc “trò leo trèo, nhào lộn của sư thánh xứ Công Gô”. Thậm chí còn tung tin Nhà hát Múa rối định ký hợp đồng thuê nhà vua biểu diễn! Thật không còn lời báng bổ, khinh miệt nào hơn đối với một đức Hoàng Thượng! Nhưng đó là sựthật: Khải Định chỉ đóng được một vai hề rẻ tiền trong lịch sử!.Đều là đả kích tên vua nô lệ nhưng nếu Nguyễn Ái Quốc công khai đả kích một cách trực tiếp thì thế giới sẽ thấy được người Việt Nam lên án chính người Việt Nam phản quốc. Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc đã rất tinh tế khi xây dựng tình huống trên.

Xem thêm:  Yếu tố thời gian và vai trò của thời gian trong “Vội vàng” (Xuân Diệu)

Chính những lời thoại hết sức khôi hài của hai thanh niên người Pháp, từ đó cho thấy bộ mặt của Khải Định rất đáng chê cười, và cái đích cuối cùng của tác giả khi nói đến Khải Định nhằm mục đích chỉ ra đây đích thị là một ông vua bù nhìn, giống như một con rối để cho thực dân Pháp sai khiến chỉ đạo chứ không phải là một ông vua của một đất nước.

Nếu như dừng ở đây, chắc hẳn bộ mặt bỉ ổi của Khải Định vẫn chưa hiện lên đầy đủ, mà tác gải còn lột tả tiếp, sự châm biếm lên đỉnh điểm. Đó chính là tác giả để cho nhân vật tôi bình luận về chuyến đi sang Pháp của tên vua “Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là Alêchxăng đệ Nhất, … có được uống nhiều rượu và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài, hay không?(…). Hay lại là sự chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời các cậu công tử bé?”. Nguyễn Ái Quốc không dừng lại ở việc chỉ tố cáo bộ mặt xấu xa của tên vua Khải Định, Nguyễn Ái Quốc còn tố cáo thực dân Pháp. Những người luôn tự nhận mình là nền văn minh và bảo hộ khai hóa nền văn minh cho nước ta. Nhưng thực chất thì mục đích của chúng là cướp nước ta, áp bức bóc lột dân tộc ta với những chính sách tàn bạo. Đây cũng chính là những tội ác của chúng.

Xem thêm:  Tả hình dáng cụ già đang câu cá – văn lớp 6

Có thể dễ nhận thấy và cảm nhận được những chua chát, cay đắng trong nụ cười ở đây. Đó được coi là nghệ thuật mỉa mai, châm biếm có tính chất chính luận hết sức già dặn. Tất cả các chữ dùng đều được sử dụng rất đắt và phát huy tác dụng châm biếm tối đa. Chẳng hạn khi gọi vua Pháp là “bạn” của vua Nam hoặc nói cảnh sát Pháp theo dõi theo hình ảnh như “mẹ hiền rình con thơ”. Và đó cũng chính là nghệ thuật trào phúng rất độc đáo để nhằm châm biếm tên vua bán nước Khải Định và những tội ác của bọn thực dân gây ra cho nhân dân ta.

Check Also

Hinh anh hot5 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *