Phân tích bài thơ Vội vàng (bài hay)

Phân tích bài thơ Vội vàng (bài hay)

Hướng dẫn

Nếu cần tìm một bài thơ bộc lộ rõ nhất về phong cách của Xuân Diệu thì đó có phải là “Vội vàng”. Thi phẩm này đã nói với chúng ta cái cảm xúc vồ vập với cuộc đời của tuổi trẻ. Thơ Xuân Diệu bao giờ cũng vội vàng, cuống quýt, nó là những cung bậc rạo rực băn khoăn vì thế mà khi vui cũng như khi buồn đều thấy nống nàn, tha thiết. (ý Hoài Thanh)

Người ta thường nói “Vội vàng” là bản tự bạch đầy đủ nhất về phong cách sống của Xuân Diệu. Vì thế mà tác phẩm có màu sắc luận đề, có thể diễn đạt bài văn nghị luận bằng thơ này như sau: Trần gian rất đẹp, tôi muốn giữ lấy nó. Nhưng quy luật của thời gian của tạo hóa không đê cho tuổi trẻ vĩnh hằng. Cho nên muốn sống nhanh hơn trong mỗi giây, mỗi phút của cuộc đời ta cần phải sống vội vàng hơn.

Cảm nhận thời gian và tuổi trẻ trôi đi không lấy lại được chính là một tư duy triết học từ hàng ngàn năm nay, nên vấn đề Xuân Diệu nêu ra trong bài thơ này không lạ. Nhưng cái mới của nó chính là sự diễn đạt bằng thơ ca qua những biến tấu của trái tim đầy cảm xúc vui buồn với cuộc đời, với tình yêu, với tuổi trẻ.

Bốn câu thơ mở đầu nhà thơ xưng “tôi” và tuyên bố muốn tước đoạt cái quyền của Tạo hóa để những gì thuộc về sự sống tươi đẹp phải là vĩnh cửu.

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.”

Sắc và hương ở đây là sự cảm nhận của thị giác và khứu giác. Sắc và hương là những báu vật của sự sống tươi đẹp này. Sau hai tiếng “tôi muốn” là hai động từ mạnh mang thanh trắc là “tắt” và “buộc”. Cùng với thể thơ ngũ ngôn rất ngắn gọn, lời tuyên bố của Xuân Diệu thật đĩnh đạc, cao giọng và nghiêm trọng.

Đoạn thơ sau là những câu thơ tám chữ, Xuân Diệu như dắt chúng ta đồng hành vào khu vườn thiên đường trần thế của sự sống. Nhà thơ chỉ cho mọi người thấy những báu vật mà tạo tạo hóa ban phát cho trần gian, cho tuổi trẻ hạnh phúc.

Sự cảm nhận đầu tiên là hạnh phúc của ong và bướm:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật:

“Tuần tháng mật” là không gian riêng dành cho ong và bướm. Ba tiếng ấy còn gợi cho ta thời gian hạnh phúc trong quan hệ lứa đôi: tuần trăng mật. Ngoài ra nó còn gợi cho một niềm hạnh phúc tươi vui, tràn đầy vì lúc nào ong và bướm cũng hút đầy mật ngọt. Điều này gợi lên sự ngọt ngào trong quan hệ lứa đôi.

Câu thơ tiếp theo lại tạo nên quan hệ sở thuộc mới:

“Này đây hoa của đồng nội xanh rì”

Tai sao đồng nội không xanh ngọc, xanh tơ mà lại là “xanh rì” màu xanh của sự già nua, tàn lụi? “Đồng nội xanh rì” đang sở hữu những bông hoa thơm hương tươi sắc. Miêu tả hoa mọc trên đồng nội ấy tức là nhà thơ muốn nói Tạo Hóa đang cho mùa xuân trở lại.

Xem thêm:  Phân tích truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao

“Này đây là của cành tơ phơ phất”

Câu thơ này là một bản nhạc dịu dàng, lá cành đẫm chất xuân tình bởi vần thơ liền nhau “tơ phơ”, bởi sau vần “ơ” ấy là “phơ phất”. Đây là một không gian rất riêng, rất khác lạ, gợi cho ta quan hệ lứa đôi tuyệt vời hạnh phúc.

“Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”

Dường như trên “càng tơ phơ phất” ấy yến anh được là trọn vẹn của nhau, được sở hữu trọn vẹn khúc tình si mà tạo hóa ban phát. Đó là tiếng hót mà đôi chim kia không ngờ rằng nó nồng nàn đến thế.

Đoạn thơ lặp lại hai tiếng “này đây”, khi thì ở giữa câu thơ, khi thì ở đầu câu thơ. Nó tạo cảm giác cho ta thấy nơi này hạnh phúc, nơi kia hạnh phúc. “Này đây” còn cho ta một ấn tượng vội vàng, hãy đi nhanh hơn nữa bởi vì khu vườn này còn nhiều điều kì thú và hấp dẫn hơn.

Rất nhiều ý kiến đã cắt nghĩa và hiểu là ánh mặt trời chói lọi của buổi bình minh tháng giêng mùa xuân khiến cho đôi mắt của cô gái phải chớp hàng mi. Thật ra cái độc đáo là Xuân Diệu lại nói điều ngược lại. Bình minh không phải phát ra từ mặt trời mà từ đôi mắt của người thiếu nữ. Đôi mắt ấy khẽ chớp hàng mi và nắng ấm dào dạt đã tuôn đầy khắp khu vườn tình ái. Hiểu như thế này chúng ta mới thấy rõ cái quan niệm thế là con người, cái giá trị nhất trên đời cũng là con người. Vì vậy mà đôi mắt con người, cái giá trị nhất trên đời cũng là con người. Vì vậy mà đôi mắt của người thiếu nữ “chớp hàng mi” đã khiến cho thần Vui đến “gõ cửa” đem hạnh phúc cho muôn loài vào mỗi buổi sáng mai.

“Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa”.

Con người đẹp nhất trong tuổi trẻ và tuổi trẻ lại đẹp nhất trong tình yêu. Vì thế mà nhà thơ đã viết một câu thơ đầy gợi cảm thật khó lí giải hết bằng lời:

“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

Tháng giêng là một khái niệm thời gian vậy mà ta lại cảm nhận bằng vị giác: nó rất ngon. Người đọc càng bất ngờ hơn khi cái ngon ấy lại là giá trị tinh thần gợi cho ta một tình yêu dẫu đắm đuối. “Cặp môi gần” là một nụ hôn sắp sửa, nó đưa người ta vào một thế giới đắm say hơn. Tháng giêng khởi đầu cho mùa xuân. Mùa xuân khởi đầu cho một năm. Tuổi trẻ khởi đầu cho một đời người, nụ hôn khởi đầu cho một tình yêu đắm say… Những sự khởi đầu bao giờ cũng tinh tế và hạnh phúc.

Xem thêm:  Bàn về nghề văn, có người đã mượn một câu thơ trong Truyện Kiều cùa Nguyễn Du: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài". Anh (chị) hiểu thế nào về những ý kiến và có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa chữ “tâm” và chữ “tài” của người sáng tác văn chương

“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”

Cảm nhận được hạnh phúc của tuổi trẻ được sống trong khu vườn thiên đàng trần thế, nhà thơ đã reo lên như trẻ con: “Tôi sung sướng”. Nhưng ngay lập tức niềm vui ấy không trọn vẹn bởi nhận thức của lí trí “nhưng vội vàng một nữa”.

Nếu đoạn thơ đầu là tiếng nói bồng bột của con tim thì đoạn thứ hai lại là tiếng nói tĩnh táo của lí trí. Nếu đoạn thơ đầu là say mê, cởi mở thì đoạn thơ thứ hai nó đục tới, đau buồn, trầm lắng.

Ba câu thơ tiếp theo xuất hiện nhiều từ “xuân”. Phía bên này của hai tiếng “nghĩa là” có một mùa xuân tràn đầy sức sống, còn bên kia thì ngược lại.

“Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già”

Cuối cùng là mối liên tưởng giữa “xuân” và “tôi”, giữa trần gian “xuân” của vũ trụ và cái “tôi” tuổi trẻ trong cuộc đời.

“Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất”

Trong quan điểm của Xuân Diệu, thì đời người có ý nghĩa nhất là tuổi trẻ. Nếu như tuổi trẻ mất thì cuộc đời con người như đặt dấu chấm hết. Sau khi có những nhận thức tỉnh táo về thời gian trôi đi không lấy lại bao giờ của kiếp người, nhà thơ đã có những câu thơ trách hờn với tạo hóa.

“Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian;

Nói lam chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”

Tiếp theo là những câu thơ độc thoại với nỗi buồn trấm lắng mỗi lúc một bất lực, mỗi lúc mỗi ganh tị với tạo hóa.

“Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Các câu thơ sau đây là những âm bản của bức tranh về vườn địa đàng đầy hình ảnh, đầy âm nhạc ở phần đầu:

Khi nói tới:

“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi”

Ta nghĩ đến:

“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.

Không còn cái vị nồng nàn, ngọt ngào của hạnh phúc mà là vị chia phôi, rướm máu. Đã chia phôi chúng ta lại gặp tiếp hai tiếng “tiễn biệt”.

“Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”

Dường như cả khu vườn náo nức, hạnh phúc kia giờ chỉ còn là ảo ảnh.

Hai câu thơ:

“Con gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?”

Như một sự tương phản với câu thơ:

“Này đây lá của cành tơ phơ phất”

Ngọn gió khiến cho lá cành đều luyến ái “tơ phơ phất”, giờ chỉ còn thì thào sỡ sệt, nó phải mang một nỗi hờn rời bỏ lá cành kia. Hai dòng thơ:

“Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”

Gợi cho ta khúc tình si say đắm của yến anh không hề bận lo toan với thời gian đang trôi đi quanh mình.

Xem thêm:  Phân tích đoạn trích “Những đứa trẻ” của Mac-xim Go-ro-ki lớp 9 hay nhất

“Của yến anh này đây khúc tình si”

Càng cảm nhận sự chia phôi, tiễn biệt, bay đi càng cảm nhận một “độ phai tàn sắp sửa”. Trái tom tuổi trẻ ấy đã rơi vào khủng hoảng, nỗi buồn đau làm lòng người xót xa.

“Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…”

Câu thơ đã đưa ta đến với vô vọng, với bi quan tuyệt đối. Thế nhưng nhà thơ đã tìm ra một giải pháp chống lại quy luật nghiệt ngã của thời gian. Đó là:

“Mau đi thôi! Mùa xuân chưa ngả chiều hôm”.

Đây là giải pháp tích cực nhất để sử dụng cái quỹ thời gian hạn định mà tạo hóa không hề thay đổi với thế gian. “Vội vàng” nghĩa là sống chất lượng hơn, chủ động tận hưởng những niềm vui chính đáng mà Tạo Hóa ban tặng. “Vội vàng” nghĩa là tăng tốc độ cho những hồng cầu trong giọt máu của tuổi trẻ luôn chuyển nhanh hơn.

Nếu ở phần đầu nhà thơ tuyên bố “Tôi muốn tắt…”, “Tôi muốn buộc…” thì ở đây nhân danh cái “ta”, nhà thơ đã công khai một ước muốn:

“Ta muốn ôm…”

Để biểu hiện động thái vội vàng Xuân Diệu đã sử dụng dày đặc những động từ mỗi lúc một nhanh hơn. Từ chiếm hữu nhà thơ muốn chinh phục những gì mình có trong tay.

“Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn:

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,

Cho no nê thanh sắc của thời tươi”.

Bắt đầu là “ta muốn ôm”, tiếp theo là “ta muốn riết”, rồi đến “say” từ cái chuếnh choáng hởi men của tình yêu mà muốn thu cả tinh hoa của đất trời trong một nụ hôn. Và kết thúc là thưởng thức mùa xuân của trần gian bằng một hành động rất bạo liệt thông qua một tuyên ngôn khoan nhượng.

“Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

Xuân Diệu khuyên chúng ta hãy sống với trần gian với những gì Tạo Hóa ban tặng. Chúng ta không chỉ ngắm chúng mà phải sống với chúng. Hãy sống vội vàng chứ không nên chuẩn bị sống vội vàng.

Check Also

6f73e0f8f18115df48318 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *