Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
Bài làm
Hàn Mạc Tử là nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam, ông có nhiều tác phẩm hay viết về thiên nhiên và tình yêu lứa đôi trong đó bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ là một trong những tác phẩm được đánh giá cao bởi sự tinh tế.
Mở đầu bài thơ là sự trách móc nhẹ nhàng của người con gái với chàng trai, hơn nữa tình cảm đó còn được đan xen vào hình ảnh của không gian thiên nhiên, hình ảnh của hàng cau nắng mới lên, của những vườn cây mướt xanh như ngọc. Đây quả thực là sự tinh tế của tác giả khi nồng ghép cảm xúc, tình cảm lứa đôi vào trong tác phẩm. Nắng lên chói chang, khung cảnh gợi lên sức sống mãnh liệt, ngập tràn cảm xúc, tran chứa bao nhiêu nỗi lòng, đồng cảm trong tình yêu lứa đôi của người con trai và người con gái. Với những nét chấm phá trong cách sáng tác, tác giả đã thể hiện được sự độc đáo trong khung cảnh thiên nhiên ở nơi thôn vĩ:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Những từ cảm thán được thể hiện sâu sắc trong tác phẩm với những trạng thái da diết, sự trầm trồ thể hiện sự ngỡ ngàng “ mướt quá”, rồi từ bất định vườn ai, ở đây chưa biết chỉ đối tượng nào, nhưng cũng hướng đến người có khuôn mặt chữ điền, thể hiện sự phúc hậu, lương thiện:
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Dòng nước chảy trôi, hòa vào không gian rộng lớn, đang lững lờ trôi, chua có quy luật nào rõ ràng, gió theo lối gió, mây đường mây, không có sự kết nối mà nó trở nên thưa thớt, bất định, với do nước buồn thiu, ở đây tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa để nói đến dòng nước buồn, nói đến tâm trạng của người thi sĩ. Thôi hồn mình vào sự vật, dòng nước trở nên xa xăm cùng với sự buồn, vô vọng, cô đơn của lòng người.
Ở đây hình ảnh sông trăng, con thuyền, có trở kịp ở đây đang thể hiện những niềm hy vọng của con người thể hiện những khao khát gần nhau, gợi nên những khung cảnh rộng lớn nhưng có phần lạc lõng của tác giả. Câu thơ mang nhiều cảm xúc nhẹ nhàng, sâu lắng mang đến cho người đọc những cảm giác bâng khâng, những câu hỏi trở nên tinh tế, nhằm gợi nên tâm trạng của nhân vật trữ tình:
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Tình cảm của con người đang được thể hiện sâu sắc trong khổ thơ này, với tâm hồn mơ mộng, sự thiết tha, cặp từ lặp lại là khách đường xa, khách đường xa… ở đây nói đến người đến thăm thôn vĩ, nhưng mặc áo trắng quá, cùng với làn sương, mờ ảo, càng làm tăng lên cảm giác khó quan sát, mọi vật càng trở nên xa xôi, chính vì thế câu hỏi đầy hoài nghi của tác giả mới được thể hiện trong câu thơ cuối “Ai biết tình ai có đậm đà?
Với sự tinh tế trong cách miêu tả mọi cảnh vật của thiên nhiên nơi thôn vĩ, những bài thơ gợi tả những cảm xúc mãnh liệt, hư ảo và ngập tràn ý nghĩa của niềm tin, niềm hy vọng.
Với cách sử dụng ngôn ngữ lưu loát gần gũi, tác giả đã vẻ lên khung cảnh thiên nhiên mơ mộng, gần gữi với sự vậy quen thuộc, mang nhiều màu sắc, nhưng hòa vào đó là tâm trạng của con người đang cô đơn, có sự trách móc nhẹ nhàng của tình yêu lứa đôi.