Phân tích bài thơ Chiều tối – Hồ Chí Minh
Hướng dẫn
Trên đường chuyển từ nhà lao Tĩnh Tây sang nhà lao Thiên Bảo, trước cảnh đẹp của thiên nhiên, Hồ Chí Minh đã sang tác ra bài thơ này. Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước, ý chí cách mạng kiên cường của nhà thơ
Hai câu đầu miêu tả khung cảnh của một buổi chiều buồn, thời khắc khiến con người ta nhớ nhà, nhớ quê hương, nhất là trong hoàn cảnh của nhà thơ. Đất nước đang rơi vào tay giặc, nhân dân lầm than cơ cực thế mà nhà thơ lại đang bị giam hãm tù đày. Điều đó càng làm cho nhà thơ cảm thấy buồn hơn. Cảnh buồn phù hợp với tâm trạng của người bị đày ải, cũng mệt mỏi nơi đất khách quê người. Song điều cần nói, tuy vất vả nhưng không vì thế mà mệt mỏi, chán chường.
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Tầng mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cảnh vật tưởng như rất bình thường diễn ra hàng ngày nhưng lại chất chứa tâm trạng của người chiến sĩ vĩ đại ấy. Nếu như trong hai câu đầu, tầm mắt nhà thơ ngước lên bầu trời để nhìn theo một cánh chim, một áng mây lẻ loi thì ở câu thơ thứ ba, tầm mắt người tù lại nhìn ra xa, nơi xóm núi.
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã ửng hồng
Cảnh vật giữa hai câu trên và câu dưới có sự thay đổi và tâm trạng nhà thơ cũng có sự thay đổi nhanh chóng. Hình ảnh “thiếu nữ” và “lò than rực hồng” gợi lên vẻ đẹp của sức sống – một vẻ đẹp bình dị; song với người tù, đó là một khát khao. Ánh sáng và niềm vui con người đã xua đi cô quạnh, mệt mỏi, lụn tắt của cảnh chiều hôm ở vùng sơn cước. Câu thơ cho thấy tâm trạng người tù đã khác với tâm trạng ở hai câu thơ trước đó.
Chỉ với bốn câu thơ ngắn ngủi, tác giả đã cho người đọc cảm nhận được niềm tin vào cuộc sống, tin vào lí tưởng cách mạng sẽ thành công, một ngày tươi sang sẽ trở về trong một ngày không xa. Hình tượng trong thơ người luôn vận động về phía ánh sáng, tương lai. Nhưng phải thấy rằng Chiều tối là một bài thơ trên đường. Người tù đã trải qua bao nhọc nhằn, gian khổ. Song dường như Người đã quên đi những nỗi đau riêng để vui với niềm vui của cuộc sống, dù đó là một niềm vui bình dị.
Sự xuất hiện nhân vật, người lao động trong bài thơ là một phương tiện của tình cảm nhân văn, rất bình dị, thể hiện vẻ đẹp cao cả, phi thường của Hồ Chí Minh. Sự giản dị, đời thường ấy không làm giảm đi vẻ đẹp cao cả, phi thường của Hồ Chí Minh mà trái lại, cho ta hiểu hơn sự phong phú của người.
Bài thơ sử dụng nghệ thuật gián tiếp cổ điển. Bài thơ thiên về gợi hơn là tả một cách trực tiếp. Đáng chú ý là bài thơ không nói đến tối mà người đọc vẫn thấy trời đang tối. (Đáng tiếc là bản dịch đã thêm vào chữ “tối” là lộ ý thơ).
Về hai câu 3 -4, Lê Trí Viễn nhận thấy tác giả sử dụng lối đạo ngược rất khéo mấy chữ bao túc và bao túc ma hoàn: “Thời gian trôi dần theo cánh chim và làn mây theo những vòng xoay của cối xay ngô, quay quay mãi “ma bao túc, Bao túc ma hoàn…” và đến khi cối xay ngô dừng lại thì “lỗ dĩ hồng”, lò than đã rực hồng, lúc trời tối, trời tối thì lò rực lên”.
Bài thơ Chiều Tối vừa thể hiện được tâm trạng của nhà thơ, vửa thể hiện được cảnh đẹp của buổi chiều tối. Hồ Chí Minh tuy bị giam hãm than thể nhưng tâm hồn vẫn hướng ra thiên nhiên, vẫn chờ cơ hội để được đấu tranh cho công cuộc cách mạng của dân tộc. Đó là long yêu nước, là ý nghĩa nhân văn cao cả của nhà thơ.
Theo Tapchivanhoc.com