Đề bài: Anh chị hãy phân tích bài “Hành lộ nan” của Lí Bạch
Một nhà thơ được coi là một trong những nhà thơ lớn nhất thời Đường, đó là Lí Bạch, ông(701-762) biểu tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, ông là một trong những nhà thơ theo chủ nghĩa lãng mạn danh tiếng nhất thời Thịnh Đường nói riêng và Trung Quốc nói chung. Suốt cuộc đời thanh cao của mình, ông được tuyên dương là một thiên tài về thi ca, người đã mở ra một giai đoạn phát triển hưng thịnh của thơ Đường. Ông là người bạn thân thiết của Đỗ Phủ, hai người bạn đã trở thành hai biểu tượng thi văn lỗi lạc không chỉ phạm vi trong nước mà còn lan rộng ra toàn khu vực Đông Á. Lí Bạch đã viết hàng ngàn những bài thơ bất hủ, hai ngàn bài thơ của ông được tập hợp trong tập “Hà Nhạc Anh Linh tập”, một tuyển tập thơ đồ sộ. Cuộc đời ông được đi vào truyền thuyết, với phong cách yêu hiếm có, những chuyện ngụ ngôn và truyền thuyết về tinh thần trượng nghĩa, cũng như những điển tích nổi tiếng về việc mà ông đã chết đuối khi nhảy khỏi thuyền để bắt cái bóng của mặt trăng. Ông yêu thích việc ngao du sơn thủy nên đã xin rời khỏi kinh đô. Ông có những bài thơ hay kể về những chuyến đi của mình.
Tiêu biểu có tác phẩm “Hành lộ nan” (Đường khó đi) vào năm 744 ngay sau khi rời khỏi cung đình và giã từ thành Trường An. Chùm thơ “Hành lộ nan” gồm có 3 bài, đây là bài thơ thứ nhất và cũng là bài thơ hay nhất có tư tưởng lành mạnh và tích cực nhất. Tên của bài thơ này vốn là một tên của ca khúc xưa, thường được dùng để nói về sự gian nan, nỗi khổ li biệt trong cuộc đời. Bài thơ viết bằng bút pháp lãng mạn, thể hiện được cái hùng tâm và tráng khí của một thi nhân kiếm khách. Lí Bạch viết bài thơ theo thể “hành” gồm có 12 câu, chia làm 3phần mỗi phần lại nói lên một thứ khó khăn gặp phải trên đường đời. Mỗi phần lại có cấu trúc giống nhau: 2câu trên viết về khó khăn trên đường đười, 2 câu sau nói về thái độ cử xử của kẻ kiếm khách.
Ngay khổ đầu chúng ta đọc đã thấy ý của khổ thơ nói lên một cái “khó”, một thứ “khó” vượt qua trên đường đời, có mấy ai là vượt qua được? Cảm hứng thơ được khơi nguồn bởi một thi liệu xưa: “Nhìn cơm không nuốt được. Rút gươm chém cột dài ngậm ngùi”. Tác giả đã tại nên một vần thơ với 4 hình ảnh tượng trưng đặc sắc:
“Cốc vàng, rượi trong, vạn một đấu
Mâm ngọc, nhắm quý, giá mười ngàn”
Cốc vàng, rượi trong, mâm ngọc, nhắm quý là những thứ sơn hào hải vị, đồ ngon trên đời, những dụng cụ quý hiếm, đắt tiền, sang trọng. Xưa chỉ có vua chúa, các đại vương mới có được. Ở trong bài thơ này những thứ đó nó tượng trưng cho danh lợi, quyền chức, vật chất ở đời. Hai câu thơ song hành, thủ pháp nghệ thuật xưng cực tả cái cao sang quyền quý: rượi ngon đấu giá hàng vạn, nhắm quý giá là mười ngàn.
“Dừng chén, ném đũa, nuốt không được
Rút kiếm, nhìn quanh, lòng mênh mang.”
Tiếp theo ở câu thơ này chúng ta thấy tác giả sử dụng nghệ thuật đối, tương phản với cái cao sang ở hai câu thơ trên thì ở câu này là thái độ phủ định quyết liệt. “Nuốt không được” biểu hiện của một nỗi niềm u uất pha nhiều thứ chua chát và cay đắng. Từng cử chỉ “dừng chén”, “ném đũa” hay hành động “rút kiếm, nhìn quanh” chính là thái độ phủ định của kẻ sĩ chân chính. Bữa ăn đang diễn ra nhưng tại sao lại dừng đột ngột, thái độ thi tức giận, và không ăn nữa, rút kiếm rồi nhìn quanh nỗi lòng mênh mang như có cái gì đó tác động thật mạnh mẽ vào tâm hồn của tác giả. Ông đã thoát ra khỏi sự tức giận đó bằng cách viết ra bài “Hành lộ nan” nàytrong một buổi trưa mất điện và ông cởi trần viết, trong một buổi trưa nhưng cũng dần chuyển về chiều, những ánh nắng của mùa hạ. Đó chỉ như là bề nổi của bài thơ, còn sâu xa hơn nữa chính là sự coi thường danh lợi quyền quý, xa lánh bọn giàu sang. Còn thể hiện rõ sự tự do trong ông, ông mong muốn thoát khỏi chốn này với lưỡi gươm vung lên và đi mọi chân trời xa rộng. “ Lòng mênh mang” của một kẻ sĩ chính là một tâm hồn bay bổng mang chí khí hải hồ, phi thường. Năm 744, ông rời khỏi chốn quan trường kinh đô mang theo thanh kiếm, hiệp khách lên đường cho thỏa ước muốn tự do của mình nói lên nhân cách cao đẹp của ông. Trong chốn quan trường ấy, ông làm quan được hưởng vinh hoa phú quý, rượu thịt đồ ngon vật lạ nhưng ông vẫn quyết tâm từ bỏ, người đời có mấy ai làm được?
Bốn câu thơ tiếp theo nói lên cái “khó” thứ hai của đường đời. Đó là những khó khăn khách quan, những gian khổ, vất vả chất chồng lên nhau:
“Muốn vượt Hoàng Hà, sông băng đóng
Toan lên Thái Hàng, núi tuyết phơi”
Đọc đến đây chỉ cần nhìn sông rộng, núi cao “Hoàng Hà”, “Thái Hàng” đó là những khó khăn đâu dễ vượt qua. Khó khăn lại thêm khó khăn khi sông thì đóng băng còn núi thì đầy tuyết thật đáng sợ. “Muốn vượt”, “toan lên” đâu phải dễ dàng, phải là một người có đầy nghị lực, quyết tâm thì mới có thể vượt qua. Trước cái “khó” này tác giả đã có một cách ứng xử tích cực:
“Lúc rỗi buông câu bờ suối biếc
Bỗng mơ thuyền lướt cạnh mặt trời”
Đây là hai câu thơ đầy chất lãng mạn và nên thơ,mang giàu chất trí tuệ nên lên một cách ứng xử thông minh. Có những khó khăn qua lớn mà trước mắt chưa thể giải quyết được thì phải kiên nhẫn chờ đợi khi cơ hội tới. Hình tượng thơ lãng mạn và khí phách hào hùng của tác giả. Ở cả bốn câu thơ này tác giả chỉ rõ phải sáng suốt và kiên trì đón chờ thời cơ tới, phải giữ vững mục tiêu đi tới trên đường đời. Không nên thấy khó mà bỏ cuộc, thấy gian nan mà ngại vượt qua.
Bốn câu thơ kết, giọng thơ vang lên dồn dập, mạnh mẽ.Cấu trúc câu thơ biến hóa nhanh nhạy: điệp cú, điệp khúc, câu cảm thán, câu hỏi tu từ. Cách ngắt nhịp 3/3 gợi tả những chặng đường khó khăn nói nhau hiện ra, và quyết tâm của kẻ sĩ đầy hùng tâm, tráng chí:
“Hàng lộ nan! Hành lộ na!
Đa kì lộ, kim an tại?”
Bao ngả đường xuôi ngược, quanh co trắc trở, rất dễ lạc đường mất phương hướng cáci hó khăn này là cái khó khăn lớn nhất. Vậy cái chí sẽ làm gì?
“Cưỡi gió phá sóng hẳn có ngày
Treo thẳng buồm mây vượt biển cả.”
Lộ trình rất xa, mênh mông: vượt biển cả, vượt trùng dương. Phải có sức mạnh phi thường, cái chí phải cao như núi.Ý thơ hào hùng, toát lên chí khí sức mạnh của kẻ sĩ với niềm tin sáng ngời.
Bài thơ đã cho ta thấy nhân cách và chí khí của Lí Bạch, chỉ bằng vài nét chấm phá trong 12 câu mà ông đã lột tả được hết những cái gian khó mà con người gặp phải trong cuộc đời, những cám dỗ mà ít ai có thể vượt qua. Nên con người ta cần phải có ý chí vững như núi, vượt qua những trở ngại tầm thường thì con người sẽ trở thành những bậc thánh nhân. Bài thơ làm thức tỉnh thế hệ trẻ cần phải có sức kiên trì vượt qua gian khó, đừng thấy gian gian mà chùn bước đi của mình. Hãy cố gắng hết sức mình vì một đất nước giàu mạnh văn minh.