Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Không thầy đố mày làm nên, nhưng lại có lúc khẳng định: Học thầy không tày học bạn. Hai câu tục ngữ đó có chỗ nào mâu thuẫn nhau? Ở mỗi câu tục ngữ, có điểm nào bị hạn chế? Theo em, nên hiểu việc học thầy và học bạn như thế nào cho đúng?

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Không thầy đố mày làm nên, nhưng lại có lúc khẳng định: Học thầy không tày học bạn. Hai câu tục ngữ đó có chỗ nào mâu thuẫn nhau? Ở mỗi câu tục ngữ, có điểm nào bị hạn chế? Theo em, nên hiểu việc học thầy và học bạn như thế nào cho đúng?

Hướng dẫn

I. Mở bài

– Người thầy giáo đóng vai trò quan trọng công tác giáo dục.

– Đánh giá vai trò của thầy giáo, có những ý kiến khác nhau. Nhân dân ta có câu: “Không thầy đốmày làm nên” và cũng lại có câu: “Học thầy không tày học bạn”.

– Nêu vấn đề: Hai ý kiến đó có gì khác nhau? Ởmỗi câu có điều nào chưa thỏa đáng? Chúng ta nên hiểu học thầy và học bạn như thế nào cho đúng?

II. Thân bài

1. a. Hai câu tục ngữ không mâu thuẫn nhau, cùng nói về vai trò của người thầy đối với học sinh

b. Hai câu tục ngữ có chỗ khác nhau:

– “Không thầy đố mày làm nên”: Tuyệt đối hóa vai trò và tác dụng của người thầy đối với học sinh.

– “Học thầy không tày học bạn”: Đề cao vai trò của việc học bạn, học hỏi những người chung quanh.

2. Một số điểm chưa thỏa đáng của hai câu tục ngữ

a. Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”:

Xem thêm:  Tuyển tập những câu nói hay về tình bạn sâu sắc, đáng suy ngẫm

– Quá đề cao vai trò của thầy, tuyệt đối hóa vai tròvà tác dụng của người thầy trong sự trưởng thành, lập nghiệp của học sinh.

– Mặc dù trong công tác đào tạo con người, người thầy có vai trò to lớn, nhưng cho rằng “không thầy đốmày làm nên” là không thỏa đáng. Vì:

+ Con người trưởng thành, lập nên sự nghiệp là một phần nhờ công ơn dạy bảo của nhà trường, của người thầy, nhưng một phần do bản thân người học phát huy nỗ lực, tự thân vận động để tiếp thu cái mới, phát minh, sáng chế, sáng tạo.

+ Ngoài tác động của thầy giáo, học sinh còn chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh, của những yếu tố khác như gia đình, bạn bè, xã hội…

b. Câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” có chỗ chưa đúng:

– Hạ thấp vai trò và tác dụng của người thầy, đề cao quá mức vai trò của bạn bè trong việc học tập.

– Trong giáo dục, người thầy có vai trò to lớn, bạn bè chỉ có vai trò hỗ trợ.

3. Xác định việc học ở thầy và học ở bạn

a. Học ở thầy là chủ yếu, kết hợp với sự nỗ lực, sáng tạo của người học.

b. Phải mở rộng sự học hỏi: học ở bạn, học ở những người chung quanh, học trong thực tế.

III. Kết bài

– Hai câu tục ngữ bổ sung ý nghĩa cho nhau.

Xem thêm:  Cảm nhận về bài thơ “Rằm tháng Giêng” của Hồ Chí Minh

– Chỉ cho chúng ta hai đối tượng học hỏi tốt nhất: học ở thầy và họcở bạn.

– Từ đó xác định: phải kính trọng và biết ơn người thầy; phải khiêm tốn, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, học hỏi ở bạn.

Những bài văn hay

Check Also

5247396 image 310x165 - Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Vốn sống của nhân dân ta một phần dựa vào kinh nghiệm được đúc kết …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *