Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Không thầy đố mày làm nên, nhưng lại có lúc khẳng định: Học thầy không tày học bạn
Hướng dẫn
A. MỞ BÀI
– Người thầy giáo đóng vai trò quan trọng trong công tác giáo dục.
– Đánh giá vai trò của thầy giáo, có những ý kiến khác nhau. Nhân dân ta có câu: “Không thầy đố mày làm nên” và cũng lại có câu: “Học thầy không tày học bạn”.
– Nêu vấn đề: Hai ý kiến đó có gì khác nhau? Ở mỗi câu tục ngữ, có điều nào chưa thỏa đáng? Chúng ta nên hiểu việc học thầy và học bạn như thế nào cho đúng?
B. THÂN BÀI
1. a) Hai câu tục ngữ không mâu thuẫn nhau, cùng nói về vai trò của thầy giáo, cùng công nhận tác dụng của thầy giáo đối với học sinh.
b) Nhưng hai câu tục ngữ có chỗ khác nhau:
– “Không thầy đố mày làm nên”: Đã tuyệt đối hóa vai trò và tác dụng của thầy giáo đối với học sinh.
– “Học thầy không tày học bạn”: Coi nhẹ vai trò của thầy giáo.
2. Một số điểm khác chưa thỏa đáng của hai câu tục ngữ
a) Câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nến:
– Quá đề cao vai trò của người thầy, tuyệt đối hóa vai trò và tác dụng của người thầy trong sự trưởng thành, lập nghiệp của học sinh.
– Mặc dù trong công tác đào tạo con người, thầy giáo có vai trò to lớn, nhưng cho rằng “không thầy đố mày làm nên” là không thỏa đáng. Vì:,
+ Con người trưởng thành, lập nên sự nghiệp, một phần nhờ công ơn dạy bảo của nhà trường, của thầy giáo, nhưng một phần do bản thân người học phát huy nỗ lực chủ quan, tự thân vận động để tiếp thu cái mới, phát minh, sáng chế, sáng tạo.
+ Ngoài tác động của thầy giáo, học sinh còn chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, của những yếu tố khác như gia đình, bạn bè, xã hội v.v…
b) Câu tục ngữ: Học thầy không tày học bạn có chỗ chưa đúng:
– Hạ thấp vai trò và tác dụng của thầy giáo, đề cao không đúng mức vai trò của bạn bè trong việc học tập.
– Trong giáo dục, thầy giáo có vai trò to lớn, bạn bè chỉ có vai trò hỗ trợ.
– Cũng cần bàn thêm: Muốn giúp đỡ nhau trong học tập, sao cho có kết quả, bạn bè phải cùng chung một chí hướng, chung một mục đích học tập, cùng phấn đấu rèn luyện theo một nội dung mà thầy giáo hướng dẫn.
3. Xác định việc học ở thầy và học ở bạn
a) Học ở thầy là chủ yếu, kết hợp với sự nỗ lực chủ quan, sáng tạo của người học.
b) Phải mở rộng sự học hỏi: học ở bạn, học ở nhân dân, học trong thực tế sản xuất.
c. KẾT BÀI
– Hai câu tục ngữ bổ sung ý nghĩa cho nhau.
– Chỉ cho chúng ta hai nơi học hỏi tốt nhất: học ở thầy và học ở bạn.
– Từ đó xác định: phải kính trọng và biết ơn thầy giáo, phải khiêm tốn, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, học hỏi ở bạn.
Theo Tapchivanhoc.com