Nghị luận xã hội về câu nói: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Nghị luận xã hội về câu nói: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài: giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận

Việc học tập từ trước đến nay vốn được xem là quan trọng, nhưng xác định được lí tưởng, mục đích học tập lại là điều quan trọng hơn nữa, trong đó, có câu nói đã nhấn mạnh rằng: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình.

2. Thân bài:

– Giải thích ý kiến:

+ học để biết: mở rộng kiến thức, tích lũy kiến thức lí thuyết, nền tảng cho thực hành, mở rộng hiểu biết xã hội…

+ học để làm: có nền tảng kiến thức, biết vận dụng vào thực hành, tích lũy kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm sống.

+ học để chung sống: biết đối nhân xử thế, giải quyết tình huống trong đời sống thường ngày..

+ học để khẳng định mình: khẳng định giá trị của bản thân mình, tạo được thành công, thành tựu từ việc học tập.

– Nội dung:

+ học tập quan trọng, khiến con người có  được trải nghiệm mới.

+ học tập giúp con người trưởng thành, có học vấn, có kiến thức, tạo được năng lực riêng cho mình

+ học tập là điều cốt yếu quan trọng của mỗi cá nhân, có học tập mới có kiến thức cơ bản để nên người

+ học tập không chỉ có kiến thức lí thuyết, mà còn từ đó vận dụng để thực hành trong công việc, thực hành trong cuộc sống

+ học tập giúp con người không lạc hậu, tiến bộ và phát huy được bản thân

– Ý nghĩa: khẳng định vai trò của việc học tập:

+ học tập có ý nghĩa quan trọng với mỗi cá nhân, con người sẽ tạo dựng được những thành công cho riêng mình nhờ tích lũy từ việc học tập

+ học tập là điều cần có, càng học rộng hiểu sâu, càng giúp ích được cho bản thân mình, qua đó là giúp ích được cho cộng đồng, có ích với xã hội…

Xem thêm:  Biểu cảm về cây phượng

– Bài học: nhiều bạn trẻ ngày nay không lấy việc học tập làm chủ yếu, xa rời việc học đó là điều nguy hiểm ( liên hệ dẫn chứng: Nguyễn Hiền, Hồ Chí Minh…)

– Liên hệ bản thân, mở rộng: là học sinh, cần trau dồi việc học tập, đó vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ.

3. Kết bài: khẳng định lại vai trò, giá trị của câu trâm ngôn, nêu suy nghĩ của bản thân.

hoc de biet hoc de chung song - Nghị luận xã hội về câu nói: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình

Bài làm tham khảo

Việc học tập từ trước đến nay vốn được xem là quan trọng, nhưng xác định được lí tưởng, mục đích học tập lại là điều quan trọng hơn nữa, trong đó, có câu nói đã nhấn mạnh rằng: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình.

Lenin đã từng có câu nói là kim chỉ nam cho tất cả mọi người: “học, học nữa, học mãi” vì vậy, việc học được xem như điều tất yếu quan trọng, học tập là vấn đề cả một đời, không phải là chuyện ngày một ngày hai, đồng điệu trong tư tưởng, câu nói “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình.” Lại khẳng định thêm lý tưởng của việc học tập. Học cả một đời người, cung cấp những kiến thức quan trọng và bổ ích, con người học tập dù hết bậc tiểu học, THCS, THPT thậm chí đại học, cũng vẫn chưa được coi là đủ trong kho tàng kiến thức mênh mông, mà mỗi người vốn chỉ được xem là hạt cát giữa biển đại dương rộng lớn.

Học tập, là một chân lý một mục tiêu, một lý tưởng, một nền tảng căn bản không thể thiểu của bất kì ai, dù chỉ một chút, một ít cũng không bị xem là thừa. Câu nói đã nêu bật một khía cạnh đầu tiên chính xác “học để biết” tức, học tập mang lại cho chúng ta những kiến thức trên nền tảng lý thuyết, kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội vô cùng quan trọng, là nền tảng cho bất kì ai dù chỉ muốn học cơ bản hay muốn học nâng cao, đều không thể thiếu. Huống hồ, kiến thức vốn mênh mông vô tận, nên con người không thể không có hiểu biết, nếu không có hiểu biết sao có thể chung sống? Chính vì thế câu nói đã mở ra khía cạnh vô cùng quan trọng thứ 2, mức độ tăng dần “học để chung sống”.

Xem thêm:  Phân tích bức tranh quê và tấm lòng yêu đời của Hàn Mặc Tử trong Đây thôn Vĩ Dạ

Học tập đem lại cho ta kinh nghiệm sống, qua đọc sách, qua nghe giảng, qua tích lũy nền tảng cơ bản, ta hiểu cần phải làm gì cho tốt hơn, ta hiểu khi gặp một đứa trẻ đang khóc mình cần phải làm gì? Học tập rèn luyện cho ta nhân cách, học tập chỉ cho ta cách hành xử đúng đắn, học tập giúp ta chung sống được với tất cả, có kiến thức giúp ta có thể tự mình làm việc, tự mình sống một cuộc sống riêng không phụ thuộc bất kì ai. Học tập để chung sống là khi chúng ta biết vận dụng lí thuyết để thực hành, làm hành trang trong cuộc sống thực của mình.

Và cao hơn nữa, câu nói đã nêu bật một khía cạnh thứ 3 không thể thiếu: “học tập để khẳng định mình” đúng vậy, khẳng định mình qua quá trình rèn luyện, qua quá trình tự mình học hỏi, học tập giúp ta có kiến thức nền tảng, giúp ta thực hành, và từ đó ta đi đến thành công của riêng mình. Chính vì vậy mới coi, học tập là thứ khiến ta “khẳng định mình”. Có thể nói câu nói quả thật đúng đắn và sáng suốt, học tập là cách duy nhất giúp ta thoát khỏi sự mơ hồ, mông muội, giúp con người được thức tỉnh, trong sáng và có hiểu biết, thoát khỏi những lạc hậu, nghèo đói và vươn tới những điều tốt đẹp, vươn tới những ước mơ, những hoài bão tốt đẹp.  Như Mạc Đinh Chi, tấm gương sáng về sự hiếu học, dù có ngoại hình xấu xí, đen đủi, ngày nào cũng phải vào rừng kiếm củi, vất vả và gia đình khó khăn, nhưng, ông lại là một cậu bé hiếu học, bằng cách bỏ đom đóm vào đèn cho sáng, Mạc Đinh Chi chính là tấm gương cho chúng ta noi theo, là người đã thành tài và mang lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội là người truyền cảm hứng cho mọi thế hệ mai sau.

Xem thêm:  Phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Mỗi chúng ta cũng vậy, hãy luôn là người hiếu học, học tập vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ, ta hãy hăng say học tập để cống hiến, không những tạo thành quả cho mình mà còn giúp đỡ được cho cộng đồng. Và khẳng định nhân cách, giá trị cao đẹp của bản thân. Phê phán những ai lười nhác, thụ động, dễ dàng nản lòng, nhụt chí trong học tập. Chúng ta cũng cần học tập từ những người xung quanh, không vì thành tích bản thân mà kiêu ngạo.

Nguyễn Bích Ngọc

Lớp 12A1 – Trường THPT thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Check Also

photo 0 1510200251964 310x165 - Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Đề bài: Anh chị hãy viết bài nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *