Đề bài: Nghị luận xã hội về bệnh thành tích trong học tập
Thành tích đã trở thành thứ mà nhiều người theo đuổi,có những người theo đuổi nó bằng đam mê bằng trái tim nhưng cũng có những người bất chấp làm mọi thứ để có thành tích cho riêng bản thân mình. Nhiều người vẫn quen gọi nó là bệnh thành tích mà đang từng ngày, từng giờ gây ra những tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội.không chỉ xuất hiện ở một lĩnh vực của cuộc sống mà hầu hết các mặt của đời sống xã hội.
Thành tích vốn là một thứ mà ngươi ta dùng để tuyên dương những người có đóng góp cho xã hội hoặc những con người đạt được kết quả tốt trong quá trình thi đua, nhưng đâu đó nó lại trỏ thành một con dao hai lưỡi gây ra những hậu quả nặng nề, cản trở rất nhiều tới quá trình phát triển của đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiều người có thể bất chấp mọi hành vi thủ đoạn để có được thành tích để được tuyên dương hời hợt mà thực chất họ có thể không đạt được. Nó dần dần trở thành một căn bệnh mà ngày càng đi sâu và lan truyền tới cuộc sống của toàn xã hội.
Nguyên nhân sâu xa của “Bệnh thành tích” chính là thói xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ mà từ ngày xưa, người lao động đã chê cười và phê phán. Trong xã hội, không ít người thực sự chẳng có gì tốt đẹp mà lại thích bịa đặt ra cái hay cái đẹp… để tự dối mình, lừa người. Rồi cấp dưới muốn được khen thưởng, được thăng chức thì phải nghĩ cách lừa dối cấp trên bằng những “thành tích” chỉ mang tính tượng trưng chứ cụ thể nó không mang lai một kết quả tốt đẹp mà chúng ta vẫn thường thấy.
Bệnh thành tích” thường nảy sinh ở những người không có thực tài nhưng lại thích được người khác tán dương và tìm mọi cách đánh bóng tên tuổi để thỏa mãn thói háo danh, để không bị “thua chị kém em”. Trong xã hội hiện nay, khi mọi thứ càng phát triển thì “bệnh thành tích” lây lan càng nhanh, càng rộng. Đồng tiền có ma lực kì diệu có thể lôi kéo con người có thể bỏ qua lòng tự trọng của bản thân bằng mọi giá có được thành tích và nhận những khoản tiền thưởng mà lẽ ra họ không xứng đáng được nhận.
Chúng ta có thể thấy bệnh thành tích lan rộng ở mọi mặt của đời sống chẳng hạn như trong giáo dục, hiện tương ngồi nhầm lớp vẫn diễn ra nhiều, tỉ lệ học sinh khá giỏi được tăng lên một mức không tưởng, còn có những thứ mà nhà trường chạy theo ví dụ như cơ sở vật chất hay số lượng học sinh yếu kém thật sự không được tiết lộ vì sợ ảnh hưởng tới uy tín của trường. Chính vì thế khi sự thật được phơi bày con số đưa ra là cả một vấn đề đáng lo ngại, gây ảnh hưởng xấu và cả việc đánh giá tinh hình chung để thay đổi hướng đào tạo cũng như phương pháp. Bệnh thành tích dẫn tới những hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật. Nếu hiện tượng tiêu cực này không sớm chấm dứt thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu tới việc đào tạo nhân tài cho đất nước mai sau.Nói “Không với tiêu cực” hiện đang là khẩu hiệu, là mục tiêu phấn đấu của ngành giáo dục. Tính khả thi của nó đến đâu còn phụ thuộc vào quyết tâm của tất cả mọi người để có được một nền giáo dục nghiêm túc và chất lượng cao.
Không những xảy ra ở giáo dục mà một điều đáng buồn về xây dựng kinh tế, số hộ nghèo vì phục vụ cho việc nói dối để có thành tích mà cũng trở thành một điều đáng buồn. Tỉ lệ hô nghèo cao chứng tỏ bệnh thành tích chỉ mang lại những giá trị ảo cho những người hoang tưởng tới những điều tốt đẹp mà họ đang tưởng tượng. Trong lĩnh vực công nghiệp, nhiều xí nghiệp, nhà máy quốc doanh làm ăn “lời giả lỗ thật”, năm nào Nhà nước cũng phải bù lỗ rất nhiều nhưng Ban Giám đốc vẫn cố tình “bịa” ra thành tích để được thăng quan tiến chức. “Bệnh thành tích” trong lĩnh vực giao thông, hàng chục cây cầu, mấy chục con đường, hàng trăm công trình tầm cỡ quốc gia … được xây dựng cho kịp tiến độ nhưng không đạt yêu cầu về mặt chất lượng, gây lãng phí rất lớn về công sức và tiền bạc của Nhà nước.
“Bệnh thành tích” gây ra những tác hại khôn lường, cản trở quá trình phát triển của đất nước. Thí dụ như một tập thể hay một cá nhân khi đã nhiễm “bệnh thành tích” thì chỉ có thể làm ra những sản phẩm kém chất lượng mà thôi. Bởi cái họ theo đuổi chỉ mang mác thành tích chứ không phải là chất lượng. “Bệnh thành tích” còn dẫn đến sự thoái hóa nhân cách, khiến con người trở nên thiếu trung thực, dối trá, thích sống bằng ảo tưởng.
Để đẩy lùi bệnh thành tích trong xã hội hiện nay cần có những biện pháp tích ực và triệt để nhằm đẩy lùi và chữa dứt điểm căn bệnh này. Muốn làm được điều đó, các cấp các ngành phải đồng bộ ra tay, đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra để kịp thời phát hiện những thành tích “ảo” và những “chuyên gia tạo thành tích ảo”. Không những thế phải đưa ra hình phạt thích đáng đối với những kẻ cố tình sai phạm, dẫn tới thiệt hại to lớn cho xã hội thì Nhà nước. Mặt khác, cần nâng cao biện pháp giáo dục, tuyên truyền thường xuyên để nâng cao nhận thức của mọi người về hậu quả của căn bệnh này.
Chính vì những thiệt hại mà Bệnh thành tích gây ra,chúng ta phải nhận thức được rằng “bệnh thành tích” là một hiện tượng tiêu cực gây ra nhiều tác hại ghê gớm khôn lường. Cho nên trong hoàn cảnh đất nước ta đã mở cửa giao lưu và hội nhập với toàn thế giới, mỗi công dân phải có thái độ nghiêm túc và trung thực trước mọi vấn đề của bản thân, của cuộc sống và xã hội; thấy được mặt mạnh để phát huy, mặt yếu để khắc phục. Xã hội sẽ phát triển vững mạnh hơn nếu có những người vươn lên từ chính mình và tạo ra những thứ kì diệu
Nguồn: Bài văn hay