Nghị luận về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong truyện “Tấm Cám” lớp 10

Mỗi ngành khoa học mang đến cho con người một giá trị riêng, nếu khoa học cho con người hiểu thêm về thế giới tự nhiên qua các con số, định luật thì văn học đưa con người đến với đời sống xã hội, đến với thế giới của chính mình qua các câu chuyện, mà chứa đựng trong đó thái độ và tình cảm của người nghệ sĩ. Đến với những người nghệ sĩ dân gian, đằm mình trong những giấc mơ hồn hậu của một thuở đã xa, người ta vẫ học được ở đó chân lý của một thời, thấy được bức tranh toàn cảnh xã hội lịch sử, bức tranh tâm hồn nhân dân thuở ấy mà nghĩ một điều gì đó như là băn khoăn, trăn trở cho nhịp sống hiện đại. Đã qua rồi thời đại của cổ tích: “ Tấm Cám” nhưng những giá trị sống mà giấc mơ người xưa mang lại vẫn còn hơi thở cho đến ngày hôm nay. Thiện và Ác đâu chỉ là cuộc tranh đấu của một thời. Nó kéo dài và hiện hữu trong mọi thời đại. Và đọc “ Tấm Cám” ta nghĩ về xưa và nay, nghĩ về thiện và ác trong cuộc sống con người.

BÀI VĂN MẪU NGHỊ LUẬN VỀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁI THIỆN VÀ CÁI ÁC TRONG TRUYỆN “TẤM CÁM”

Cổ tích- giấc mơ thời thơ ấu của loan người, cõi đi về của tâm hồn con người giữa những sóng gió bất công, che chở số phận con người dưới bóng đen của thời đại. Cổ tích- nơi chứa đựng con mắt của người xưa nhìn về thời đại, ấp ủ trong đó những giấc mơ thành thực và đẹp đẽ nhất. Và “ Tấm Cám” nằm trong số đó. Không phải là những bộ sử thi đồ sộ, phong phú, truyện cổ tích vẫn cô vào đó bộ mặt cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, vẫn trở thành bài ca của niềm tin, khát vọng sống của con người thời đại.

Xem thêm:  Cảm nhận về bài thơ Thương Vợ của Tú Xương

Có thể tìm thấy ở phần đầu của “ Tấm Cám” bóng dáng của những câu chuyện cổ khác. Nàng Tấm mồ côi cha mẹ, cam chịu, nhẫn nhục chịu đựng ngày nào mang dáng dấp của những anh Khoai, Thạch Sanh,… Nàng chịu sự đè nén, hành hạ, đối xử tệ bạc của mẹ con nhà Cám, bị tước đoạt cả quyền hưởng những vật chất bình thường như cái yếm đỏ, cá bống- chỗ dựa tinh thần duy nhất cũng bị giết chết, đến cả khao khát được đi hội làng cũng không được chấp nhận. “ Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng”- người ta thấm thía điều ấy hơn ở số phận của Tấm. Nổi khổ côi cút, lại thêm cuộc sống đọa đày dưới bàn tay người dì ghẻ cất lên trở thành tiếng nói đồng điệu cho bao kiếp người nhỏ bé khác trong xã hội đang thoi thóp trong bóng tối. “ Tấm Cám” liệu chỉ dừng lại ở đó? Không! Ta đã thấy nàng Tấm vùng lên sau hàng loạt hành động hãm hại của mẹ con nhà Cám tàn nhẫn, độc ác. Điều đó khiến bức tranh về thiện và ác trong “ Tấm Cám” mang một màu sắc riêng.

Trong truyện cổ tích các nhân vật ở phe thiện thường là những con người có số phận bất hạnh thuộc mô típ các nhân vật mồ côi, nghèo khổ,…và phải chịu những áp bức bất công về thể chất lẫn tinh thần. Trong khi đó, các thế lực “hắc ám” thường là những kẻ giàu có, có quyền thế, địa vị, thuộc giai cấp thống trị như phú ông, những người đại diện cho áp bức trong quan niệm chung của nhân dân như dì ghẻ,… Trong con mắt của dân gian, hai thế lực ấy tách biệt,đối lập hoàn toàn như ánh sáng và bóng tối. Và khí bóng đen của cái ác bao trùm, phe thiện trở nên nhỏ bé, bất lực và cam chịu. Đã có những cuộc đời sáng lên. Đã có những bóng đen phải lùi bước. Nhưng đều là nhờ những câu thần chú, những phép màu đến từ những ông bụt bà tiên ban cho. Và số phận của học tất cả đều được lí giải nhờ vào sự may mắn, sự lành thiện. Mọi chiến thắng của người lao động nhỏ bé đều là nơi để dân gian gửi gắm niềm tin về một chiến thắng tất yếu dựa vào quan niệm: “ ở hiền gặp lành.” Họ chủ yếu đấu tranh với thế lực bóng tối bằng những giấc mơ đổi đời, những khát vọng vượt thoát hiện tại đen tối, hướng về ánh sáng. Ở Tấm Cám cũng đậm tô bức tranh đen trắng rõ ràng về hai thế lực đối lập nhau, một thiện một ác. Nhưng có lẽ dân gian còn muốn nói điều gì đó nhiều hơn là một sự nhẫn nhục thụ động chờ đợi ánh sáng. Cô Tấm hiền dịu đã vùng lên. Không còn cam chịu. Không còn nước mắt. Và không còn những oan ức nghẹn trong cổ họng. Bị giết hại nhiều lần nhưng cũng hết lần này đến lần khác nàng hóa thân vào những  sự vật khác nhau để khẳng định sự trở lại của mình, khẳng định niềm khát sống, và sự quyết tâm giành lại hạnh phúc của mình. Cũng có những phép màu. Nhưng ánh sáng của những điều kì diệu chỉ là phương tiện giúp Tấm hồi sinh, vượt thoát các thử thách. Còn yếu tố chính vẫn nằm ở Tấm, nằm người nông dân. Chính sức sống nội tại, chính khát vọng hạnh phúc mãnh liệt là động lực cho mỗi lần hồi sinh. Từ nhân vật nguyên phiến,ở Tấm Cám đánh dấu những bước đi đầu tiên cho loại nhân vật có tính cách thay đổi theo hoàn cảnh. Tất cả quy lại vững vàng và chắc chắn trong một chân lý-có áp bức có đấu tranh, tức nước ắt phải vỡ bờ.

Xem thêm:  Dàn ý nghị luận bài thơ Việt Bắc

Quan niệm về thiện và ác ngày một đổi khác. Cuộc sống dần trở thành những bức tranh với những mảnh màu loang, không phân biệt trắng đen rõ ràng. Xấu tốt đã không còn ranh giới cụ thể để phân định. Chúng có thể tồn tại đồng thời trong một xã hội, một gia đình, một con người. Và mỗi ngày sống, là mỗi ngày con người phải vật lộn với phần con để cứu phần người, phải cưỡng chế phần rắn rết để tìm lối giải thoát cho cõi rồng phượng. Và trong những cuộc chiến ấy, kẻ thù là ta và anh hùng cũng là chính ta. Sẽ ai cứu lấy mình nếu không phải là chính mình với sự ý thức cao độ về bản thân và cuộc sống?

Nguồn Internet

Check Also

nu sinh dak lak xinh 15 040142 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *