Nghệ thuật trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng được thể hiện qua chương “Hạnh phúc của một tang gia”
Gợi ý
- Một đám ma được kể và tả như một đám rước xách với nhiều vai hề già có, trẻ có, đàn ông có. đàn bà có, đại diện của tầng lớp tư sản "Âu hóa" rởm có. Tác giả biếu lộ sự khinh bỉ, châm biếm sâu cay.
– Các thủ pháp nghệ thuật trào phúng vận dụng sắc sảo tài tình:
+ Phóng đại’, cụ cố Hồng sung sướng quá vì chuyện bố chết mà hút liền một chặp 60 điếu thuốc phiện, gắt 1872 lần câu: "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi".
+ Đặc tả những bộ râu của các ông bạn của cụ cố Hồng rất hài hước!
+ Phục bút: Xuân đến đưa đám muộn, lúc đầu làm cho Tuyết đau khổ "có thể muốn tự tử được", lúc hắn đến, Tuyết liếc mắt đưa tình cho hắn đế tỏ ý cảm ơn. Và cụ bà thì thốt lên sung sướng "đám ma như kể đã là danh giá nhất tất cả!".
+ Những vai hề: cậu tú Tân luôn luộm thuộm trong chiếc áo thụng trắng bắt bẻ từng người "hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng…" để chụp ảnh. Ông phán mọc sừng khóc to "Hứt! Hứt! Hứt!", nhưng lại bí mật dúi vào tay Xuân tờ giấy hạc 5 đồng gấp tư… Rất sòng phẳng trong việc mua bán "danh lợi"
+ Sử dụng tương phản làm nổi bật cái hài, cái rởm, cái đồi bại, thối nát vô luân hãnh tiến. Ví dụ, sư cụ Tăng Phú, cô Tuyết, cậu tú Tân, ông phán mọc sừng, Xuân Tóc Đỏ v.v…
Tóm lại, chỉ qua một chương ngắn mà ta thấy được nghệ thuật trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng. "Số đỏ" quả là một kiệt tác trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Hocvanvanhoc.com