Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Hướng dẫn

Chữ người tử tù là một trong những sáng tác trước Cách mạng của Nguyễn Tuân, khai thác đề tài cái tài hoa, cái đẹp trong những thú chơi tao nhã của người xưa: chơi hoa, viết chữ, thả thơ…

Huấn Cao là nhân vật chính của Chữ người tử tù. Khắc họa tính cách nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã gửi gắm vào hình tượng nhân vật những tư tưởng, tình cảm quan niệm của mình về cái đẹp.

Đặt nhân vật vào một hoàn cảnh hết sức éo le, đầy bi kịch, nhà văn muốn phô bày tất cả tính cách nhân vật trước tình đời, tình người.

Nhắc đến éo le, bi kịch, cuộc đời này có gì hơn được cái chết? Mà lại là cái chết đang được chờ đợi, được thấm thìa dần dần? Huấn Cao là một người tử tù mắc tội mưu phản. Thời gian sống chỉ đếm từng ngày, còn cái chết đang cận kề gào thét. Chết là chấm dứt tất cả: ước mơ, khát vọng, hoài bão… Điều ấy đối với một người “Đội trời đạp đất ở đời. Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” như Huấn Cao thì cái chết là nhát dao xẻ ngang cuộc đời.

Nhưng không dừng lại ở đó.

Tan tành mộng lớn là bi kịch của riêng cá nhân, Huấn Cao còn rơi vào bi kịch của người nghệ sĩ đôi với tình đời, tình người.

Viên quản ngục ngưỡng mộ Huấn Cao đến mức tôn thờ. Ông âm thầm chăm chút, tặng lễ phụng sự cho thần tượng của mình. Nhưng ở tận nơi đáy cùng xã hội xung quanh chỉ có tội lỗi, nhục hình, Huấn Cao không ngờ đến trái tim còn chút sáng trong của viên quản ngục. Huấn “khinh bạc đến điều” với con người tội nghiệp kia. Huấn Cao chút nữa rơi vào bi kịch “phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

Nhưng phải đến đêm cuối cùng ở nhà lao tỉnh Sơn của Huấn Cao, mọi bi kịch của người nghệ sĩ mới được đẩy lên đỉnh điểm.

Xem thêm:  Bình luận lời khuyên của Huấn Cao khi cho chữ viên quản ngục: "Ở đây lẫn lộn... cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”(Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân - Văn 11). Từ đó hãy nêu lên ý nghĩa sâu sắc của việc Huấn Cao cho chữ viên quản ngục

Đêm ấy, thời điểm Huấn Cao thấy rõ một người bạn tri kỉ của đời mình cũng là lúc ông nhận tin ngày mai phải lên kinh chịu chết. Người nghệ sĩ tài hoa và một người tri kỉ có trên đời, họ vừa nhận ra nhau đã phải lìa xa vĩnh viễn. Cuộc tao ngộ thiêng liêng trong chốc lát đã để lại trong ký ức của mỗi người một vết cứa vào tim. Với riêng Huấn Cao, đó là niềm ân hận bởi: “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

Đi vào đặc tả nhân vật có thể dễ dàng nhận ra thủ pháp cường điệu hóa của tác giả. Thủ pháp cường điệu hóa là phóng đại, nói quá lên một số điều về nhân vật để làm nổi bật cái tuyệt mĩ, cái phi thường, ở Huấn Cao, tác giả cường điệu hóa cái tài, cái đức để khẳng định nét tài hoa, ca ngợi cái đẹp chân chính của nhân cách con người.

Nhân vật chính của tác phẩm văn võ song toàn đến kinh ngạc. Chữ của ông “đẹp lắm vuông lắm” có được nó như có được “một vật báu trên đời”. Chưa hết, ông lại có tài “bẻ khóa vượt ngục”. Đây chỉ là một cách nói đế’ khẳng định sức mạnh thể chất của Huấn Cao. Sự toàn tài của người tử tù còn được nhà văn ngợi ca như một huyền thoại. Huyền thoại về một con người ngay khi họ vẫn sống. Con người nghệ sĩ về nhiều mặt được nhân dân ca ngợi, lưu truyền tên tuổi.

Nhân cách nhân vật cũng là sự hiếm có. Phóng khoáng, đầy tự trọng, tinh tế, khoan dung. Đó là con người không cam chịu bị giam hãm bó buộc. Tài “bẻ khóa vượt ngục” chỉ là một cách nói để thể hiện khí chất phóng khoáng khao khát tự do của con người này. Khi ở trong ngục, thái độ ung dung trước cường quyền của người tử tù thật đáng nể phục. Ông “không vì vàng ngọc mà ép mình viết câu đối…”. Nhưng cũng ngay trong đêm ấy, khi hiểu thấu tâm sự của người quản ngục, Huấn Cao đã tự trách mình “phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Ông tinh tế, độ lượng với con người lầm đường lạc lối như viên quản ngục, chẳng những tặng chữ cho ông còn ban những lời khuyên chí tình, chí nghĩa.

Xem thêm:  Soạn bài Chiếu cầu hiền

Sự vẹn toàn Tài – Đức – Nhân phẩm ở Huấn Cao là lí tưởng của thời đại, con người ấy chỉ có trong mơ, trong tương tượng của nhà văn.

Nổi bật hơn cả trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật trong tác phẩm là việc sử dụng thủ pháp đối lập, tương phản. Huấn Cao, con người hoàn mĩ đáng ra phải được hưởng cuộc đời vinh hoa phú quý. Nhưng không, cuộc đời ông rơi vào bi kịch của sự tài hoa “tài hoa bạc mệnh” và phải chò' đợi một cái chết sắp đến. Trong chốn lao tù, người tử tù ung dung, tự tại, tỏ ra “khinh miệt đến điều” những kẻ cai quản mình. Ngược lại viên quản ngục “khúm núm” tôn sùng, ngước nhìn kẻ tử tù như dõi theo một thần tượng, một vì tinh tú.

Chưa dừng lại ở đó.

Phải đến đêm khuya trong nhà tù tỉnh Sơn, cảnh cho chữ diễn ra mới thể hiện hết những nét tương phản lạ kì. Cho chữ là hành dộng diễn ra giữa những người bạn tri kỉ, tâm giao. Nay, người tử tù tài hoa lẫy lừng cho chữ viên quản ngục, hai con người đứng ở hai cực của pháp chế xã hội; hai con người lần đầu gặp nhau đã gửi gắm tâm tình. Cho chữ là hành động thiêng liêng thường chỉ diễn ra nơi trang trọng. Nhưng ở đây, đó là một nhà giam “ẩm mốc” tối tăm, đầy rẫy “phân chuột phân gián”… Giữa bóng tối đặc quánh, nhơm nhớp cái tanh hôi của sự kìm kẹp, áp bức, cảnh cho chữ hiện lên thiêng liêng, thành kính. Bó đuốc cháy sáng rực rỡ “soi tỏ ba cái đầu chụm lại” trên lượt lụa “còn nguyên vẹn lần hồ”. Mùi mực tàu thơm quá lan tỏa đâu đây, lượt lụa “trắng tinh” nổi bật trên nền nhà giam. Ánh sáng, hương vị, màu sắc, không khí trang trọng, thiêng liêng của cảnh cho chữ dường như lấn át cả cái mênh mông thăm thẳm tối tăm của nhà ngục. Từ trong bóng tối, ánh sáng lan ra từ trong cái ác, cái thiện nảy mầm.

Xem thêm:  Nếu là người chứng kiến cảnh Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?

Không khí trang nghiêm không tiếng động, nếu có đó là tiếng nói Huấn Cao khuyên người quản ngục về với thiên lương: “Hãy thoát khỏi cái nghề này” để giữ lấy “thiên lương”. Ớ đây, có sự đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác để cuối cùng tiếng nói của cái Thiện ngân lên trong bồi hồi, thành kính.

Khắc họa nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân còn sử dụng thành công không khí cố xưa, trang nghiêm… Điều đó càng làm tôn vẻ uy nghi nhuốm màu huyền thoại của nhân vật chính.

Sử dụng thành công các nghệ thuật khắc họa nhân vật, Nguyễn Tuân đã sử dụng một hình tượng nhân vật tài hoa toàn vẹn là biểu tượng của cái Đẹp, cái Thiện trong văn học.

Nhưng cái Đẹp, cái Thiện đâu chỉ văn học mới ngợi ca, tôn thờ? Vì vậy, Huấn Cao bước ra từ sự sáng tạo của Nguyễn Tuân mang vẻ đẹp sáng ngời của lí tưởng thời đại chúng ta về cái Đẹp, cái Thiện ở đời.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Check Also

top 10 anh hot girl hoc sinh cap 2 viet 8 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *