Kể lại một câu chuyện cổ tích, truyện ngắn mà anh chị yêu thích: Tấm Cám, Cây Tre Trăm Đốt – BÀI SỐ 2 LỚP 10 ĐỀ 1

Ngay từ khi còn thơ bé, mỗi chúng ta đều bi bô nghe bà, nghe mẹ kể những câu chuyện cổ tích thần tiên đầy li kì  và hứng thú. Nào là những ông bụt, bà tiên mang đến phép nhiệm màu, nào là những cô công chúa xinh đẹp kết đôi cùng hoàng tử và cả những chàng tiều phu nghèo đi tìm tình yêu cho chính mình… Mỗi câu chuyện, mỗi hoàn cảnh lại đem đến những bài học nhân sinh sâu sắc cho mỗi thế hệ em thơ, góp phần tạo nên thế giới cổ tích sống động,giàu giá trị nhân văn.  Nhắc đến đây, hẳn chúng ta không thể quên được câu chuyện cổ tích thần kì với câu thần chú “Khắc nhập, khắc xuất” quen thuộc trong “Cây tre trăm đốt”. Câu chuyện truyền cho bạn đọc bức thông điệp quý giá về thái dộ sống tham thì thâm, ác giả ác báo của những kẻ lắm tiền nhiều của lợi dụng sức lao động của người khác hòng trục lợi cho bản thân. Để kể lại câu chuyện này, ngoài việc phải thuật lại chính xác các sự việc chính, các bạn còn phải vận dụng trí tưởng tượng, sáng tạo trong lời văn góp phần cho câu chuyện thêm sinh động,hấp dẫn.

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH HOẶC MỘT TRUYỆN NGẮN MÀ ANH CHỊ YÊU THÍCH- TRUYỆN “CÂY TRE TRĂM ĐỐT”

Ngày xưa, ở một làng quê nọ, có một lão phú tuy giàu có nhưng nổi tiếng keo kiệt. Lão có một cô con gái vô cùng xinh đẹp. Một ngày nọ, lão muốn thuê một đầy tớ trai để gây dựng sự nghiệp. Thấy một anh nông dân chăm chỉ, hay lam hay làm, lão liền tỏ ý thuê anh hòng lợi dụng: “ Bây giờ, mày về làm việc cho tao. Mấy nữa, nhà cửa có đủ rồi, tao gả con gái tao cho.” Nghe thấy thế, vốn bản tính thật thà, tin người, anh nông dân đồng ý ngay. Ngày ngày, anh chăm chỉ cày thuê cuốc mướn, làm việc không kể ngày đêm. Ba năm sau, anh giúp cho nhà lão phú giàu lên như diều gặp gió, nhà của đầy đủ, khá giả nhất vùng.

Có tiền rồi, lão phú liền lật lọng, chối bỏ lời hứa hẹn năm xưa với anh nông dân nghèo. Lão gả con gái cho một gia đình giàu có khác ở làng bên với hi vọng kết nghĩa thông gia.

Hôm trước ngày cưới, vì sợ anh phát hiện ra mưu đồ của mình phá ngày trọng đại, lão thủ thỉ với anh rằng: “ Con ơi, bây giờ gia đình ta đủ cả rồi. Con cũng đã làm việc chăm chỉ giúp nhà ta. Nhưng để lấy con gái ta, thì con cũng sắp chút lễ nghĩa làm của hồi môn. Nay ta bảo con, lên rừng, mang cho ta cây tre đủ trăm đốt về đây, ta gả con gái cho.”  Nghe được thế, anh nông dân như mở cờ trong bụng.

Sáng sớm hôm sau, anh vui vẻ vác rìu vào rừng tìm cây tre trăm đốt.  Nhưng đi từ sáng đến trưa vẫn không tìm thấy cây tre nào cao tận trăm đốt cả. Nhiều nhất, cây tre cũng chỉ vài chục đốt. Anh cứ hì hụi tìm kiếm không biết mệt mỏi, mà không hề hay biết rằng ở nhà lão phú ông đang cho mở cỗ linh đình gả con gái cho nhà giàu. Đến quá trưa vẫn không tìm thấy, anh nông dân mệt mỏi, ngồi thụt xuống gốc cây bật khóc.

Bỗng nhòa lên trước mắt anh hình ảnh một ông lão tóc bạc trắng như cước nở nụ cười hiền từ giữa làn khói trắng. Ông ôn tồn cất tiếng hỏi:

– Ta là Bụt đến giúp con. Làm sao con khóc?

Anh nông dân ngỡ ngàng gạt nước mắt đáp lời:

Xem thêm:  Bình bài tát nước đầu đình

– Thưa Bụt, ông chủ con bắt con đi tìm cây tre trăm đốt, mà từ sáng tới giờ con vẫn không tìm thấy cây nào cao trăm đốt cả. Nếu không tìm được, con sẽ không thể về gặp ông chủ và lấy vợ được ạ.

– Được rồi. Con đừng khóc nữa, ta sẽ giúp con. Con hãy đi chặt đủ một trăm đốt tre về đây rồi hô to: “Khắc nhập”, chúng sẽ tạo thành cây tre trăm đốt. – Nói xong, bụt liền biến mất trong sự cảm tạ của anh nông dân.

Anh làm y như những gì Bụt dặn, hô to “khắc nhập” thế là một trăm đốt tre dời dạc đã liền thành một khối ngay ngắn. Vui sướng, anh hồ hởi khiêng cây tre mang về. Nhưng cây tre dài quá, va hết vào cây này đến cây khác, anh loay hoay mãi cũng không khiêng về nổi. Buồn bực, anh bật khóc. Một lần nữa, Bụt hiện lên “Đã có cây tre trăm đốt rồi, làm sao con khóc?” Anh nông dân kể lại chuyện cho Bụt nghe. Bụt cười hiền hậu:

– Bây giờ con chỉ cần hô “Khắc xuất” thì các dố tre sẽ lại rời ra như cũ. Con bó lại đem về.

Anh nông dân hạnh phúc làm theo và mang được một trăm dốt tre về đến nhà. Về đến nơi, anh mới phát hiện ra mình bị lừa, quan viên hai họ đang chúc phúc linh đình tại nhà. Lão phú ông thấy anh đầy tớ đem cây tre trăm đốt trở về tò mò liền chạy ra xem. Nhân cơ hội này, anh nông dân hô “khác nhập” dính luôn người lão phú ông lên cây tre. Thấy vậy, lão thông gia hốt hoảng chạy đến kéo phú ông ra nhưng không thể được. Anh nông dân tiếp tục hô “khắc nhập” khiến cả hai lão dính chặt vào cây tre. Cứ như vậy, hết người này đến người kia kéo vào giúp nhưng đều bị dính vào cây tre tạo nên một cnhr tượng nhốn nháo hỗn độn.

Quá sợ hãi, lão phú ông rối rít xin tha mạng và hứa sẽ gả con gái của mình cho anh nông dân. Anh liền hô “Khắc xuất” giúp cho mọi người trở về trạng thái bình thường.

Kể từ đó, lão phú ông tham lam học được một bài học thích đang không dám tham lam, keo kiệt nữa. Còn anh nông dân nghèo ngày xưa nay đã lấy được cô vợ xinh đẹp, hiền thảo, sống hạnh phúc trong tình yêu thương của tất cả mọi người.

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH HOẶC MỘT TRUYỆN NGẮN MÀ ANH CHỊ YÊU THÍCH- TRUYỆN TẤM CÁM

Ngày xửa ngày xưa, ở nhà kia có hai chị em, cô chị tên là Tấm, xinh đẹp tuyệt trần lại hiền lành đảm đang còn cô em Cám thì lại lười biếng. Tấm sống chung với mụ dì ghẻ và con riêng của bà ta là Cám. Suốt cả ngày, hai mẹ con Cám chỉ ăn không ngồi rồi còn Tấm phải làm việc quần quật vất vả. Có lần, mẹ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ, bảo rằng:

– Đứa nào bắt được đầy cái giỏ này trước thì tao thưởng cho cái yếm đào.

Vốn tính chăm chỉ, Tấm vâng lời mẹ ghẻ, lặn lội hết bờ này bờ kia, chẳng mấy chốc đã bắt được một giỏ đầy tôm tép. Còn Cám sẵn tính ăn chơi, chạy hết chỗ này chỗ kia chơi bời lêu lổng. Trời đã xế trưa, Cám bèn đến gần Tấm, nói rằng:

– Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị lấm, chị ngụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng.

Tấm tưởng thật vội gục đầu xuống ao gội sạch sẽ. Trong lúc ấy, Cám trút hết tôm tép trong giỏ của Tấm rồi chạy đi về nhà từ thuở nào. Tấm lên bờ, thấy giỏ trống không bèn ôm mặt khóc. Bụt hiện lên hỏi:

Xem thêm:  Top 20 câu nói khiến người yêu cảm thấy vui và hạnh phúc

– Làm sao con khóc?

Tấm nức nở kể lại sự tình. Bụt nói:”Con thử xem trong giỏ còn gì không?” Tấm xem, quả nhiên còn một con cá bống bé nằm dưới đáy. Bụt bảo:

– Con mang bống về nhà, thả xuống giếng, rồi mỗi bữa con ăn cơm bớt lại cho bống một bát. Mỗi khi cho bống ăn, con chỉ cần gọi:”Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng, cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người” là bống tự khắc sẽ ngoi lên ăn.

Tấm vâng lời Bụt, mỗi ngày ăn cơm đều bớt cho bống một bát. Tấm ra vườn, đứng trên miệng giếng kêu:

– Bống bống bang bang

  Lên ăn cơm vàng, cơm bạc nhà ta

  Chớ ăn cơm hẩm, cháo hoa nhà người.

Quả nhiên bống ngoi lên ăn cơm thật. Từ đấy, bống trở thành người bạn duy nhất của Tấm. Mẹ con Cám thấy ngày nào Tấm cũng ra vườn, sinh nghi, bèn rình lúc Tấm đem cơm cho Bống mà rình trộm. Một ngày, dì ghẻ bảo với Tấm rằng:

– Con ơi con!

  Con đi chăn trâu thì chăn đồng xa

  Chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu.

Tấm vâng lời dì, đem trâu đi chăn thật xa. Ở nhà, mẹ con Cám bắt bống lên giết thịt ăn rồi.

Trưa ấy, Tấm đem một bát cơm ra gọi mãi mà không thấy bống đâu, chỉ thấy một cục máu nổi lên. Tấm hiểu ngay, lại ôm mặt khóc nức nở. Con gà đang đứng đấy mỗi cục tác thật to:

– Cục tác…cục ta…Cho ta nắm thóc, ta bới xương cho!

Tấm đem cho gà nắm thóc, gà ta bới xong đống tro bếp, quả nhiên tìm thấy xương bống. Tấm lại ôm mặt khóc, Bụt hiện lên hỏi:

– Làm sao con khóc?

Tấm lại kể sự tình. Bụt bảo Tấm đem xương cá cho vào bốn cái lọ đem chôn ở bốn chân giường, sau này có việc ắt sẽ dùng tới. Tấm làm theo ngay.

Ít lâu sau nhà vua mở hội kén vợ. Đàn bà con gái đi rất đông, mẹ con Cám cũng ra sức trang điểm để mong lọt vào mắt xanh nhà vua. Tấm ngỏ ý muốn đi, mụ dì ghẻ liền trộn một đấu thóc với một đấu gạo, bắt Tấm khi nào nhặt xong thóc ra thóc, gạo ra gạo thì mới được đi lễ hội. Tấm nhặt một lúc rồi lại ngồi ôm mặt khóc nức nở. Bụt hiện lên:

–         Làm sao con khóc?

–         Thưa Bụt, dì bắt con nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo mà lễ hội thì sắp hết mất rồi.

Bụt liền hóa phép mấy chú chim sẻ trên cao xuống nhặt giúp Tấm. Chẳng mấy chốc mà gạo và thóc đã được nhặt ra riêng sạch sẽ. Nhưng Tấm vẫn khóc.

–         Làm sao con khóc?

Tấm đáp rằng nàng không có quần áo đẹp đi mặc lễ hội. Bụt bảo hãy đào bốn cái lọ Tấm đã đem chôn ngày trước sẽ có điều bất ngờ. Tấm làm theo, đào lọ thứ nhất lấy ra được một cái áo mớ ba, một cái áo xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu. Đào lọ thứ hai lấy ra được một đôi giầy thêu. Đào lọ thứ ba thì thấy một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuông đất bỗng chốc nó đã hí vang lên và biến thành ngựa thật. Đào đến lọ cuối cùng thì lấy ra được một bộ yên cương xinh xắn. Tấm y phục đàng hoàng rồi đến dự lễ hội.

Đi đến cầu, Tấm đánh rơi mất một chiếc giầy thêu xuống nước, mò mãi mà không thấy. tấm đành gói chiếc còn lại vào rồi đến lễ hội. Cùng lúc ấy, đoàn xa giá của vua tới nơi. Hai con voi của vua cứ đứng đấy mãi không chịu đi. Vua bèn cho quân xuống nước mò xem có gì không mà đoàn voi cứ không đi mãi. Quân lính mò được một chiếc giày rất xinh, có nhung thêu. Vua tuyên bố ai đi vừa chiếc giày này thì nhà vua sẽ cưới về làm vợ.

Xem thêm:  Nghị luận về Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội

Mẹ con Cám cũng thử chiếc giày nhưng tất nhiên không vừa với chiếc giày. Tấm xin được thử. Mụ dì ghẻ đứng ngoài lườm nguýt:

– Chuông khánh còn chẳng ăn ai

Nữa là mảnh chĩnh, mảnh chai bờ rào.

Thế mà Tấm lại vừa khít. Từ đấy, Tấm chuyển vào hoàng cung ở với nhà vua. Ít lâu sau, Tấm xin phép vua về quê làm giỗ bố. Mụ dì ghẻ nhìn thấy Tấm thì ghét lắm nhưng vẫn tỏ ra ngon ngọt, ngỏ ý nhờ Tấm trèo lên cây cau hái buồng cau cúng bố. Tấm vâng lời, trèo lên cây cau. Mụ dì ghẻ đứng dưới ra sức chặt đổ cây, lại nói rằng đang đuổi kiến để khỏi cắn Tấm. Cây cau đổ, Tấm ngã xuống ao mà chết, hóa thành con chim vàng anh bay đến hoàng cung.

Mẹ con Cám vui lắm, bà ta mang Cám đến cho vua. Tấm chết, vua rất đau buồn, nhưng lại có chú chim vàng anh ngày đêm bên cạnh làm vua bớt buồn. Có lần Cám giặt áo cho vua. vàng anh bay đến rồi kêu rằng:

– Giặt áo chồng tao

  Thì giặt cho sạch

  Phơi áo chồng tao

  Phơi lao phơi sào

  Chớ phơi bờ rào

  Rách áo chồng tao

Cám về mách mẹ. Mẹ nó bảo giết thịt con chim vàng anh, đem xương chôn. Kì lạ thay ở chỗ xương ấy lại mọc lên hai cây xoan đào. Vua thấy mát bèn mắc võng ở đấy nghỉ ngơi. Mẹ Cám lại xui nó chặt cây làm khung cửi. Có lần đang dệt vảo thì từ khung cửi phát ra tiếng kêu:

– Kẽo cà kẽo kẹt

  Lấy tranh chồng chị

  Chị khoét mắt ra

Cám sợ quá, mẹ nó lại xui đốt cái khung cửi rồi vứt qua vệ đường. Từ chỗ ấy lại mọc lên một cây thị, chỉ ra có một trái mà lại rất thơm, tỏa hương ngào ngạt. Bà cụ hàng nước đi qua bèn nói:

– Thị ơi thị rụng bị bà…Bà để bà ngửi, chứ bà không ăn.

Tức thì quả thị rơi tọt vào bị bà cụ. Từ đấy, bà để ý thấy nhà cửa lúc nào cũng sạch sẽ, tinh tươm. Bà bèn nấp sau cánh cửa thì thấy một cô gái xinh đẹp bước ra từ quả thị, dọn dẹp nhà cửa giúp cụ. Bà chạy ra xé tan quả thị, từ ấy hai mẹ con sống với nhau hạnh phúc.

Đức vua có lần xa giá qua đây, ghé vào hàng nước, thấy trầu têm cánh phượng khéo giống y như trầu vợ mình têm ngày trước, bèn hỏi han. Bà lão nói đấy là trầu con gái bà têm. Vua gặp mặt liền nhận ngay ra Tấm. Từ ấy, Tấm theo vua về cung và sống hạnh phúc.

Còn Cám, thấy chị đẹp quá bèn hỏi bí quyết để da trắng được như chị. Tấm bày cách đun một nồi nước thật sôi rồi dội lên. Cám làm theo và chết ngay còn mụ dì ghẻ thấy con chết cũng uất ức mà chết theo.

Nguồn Internet

Check Also

truong 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *