Bình bài tát nước đầu đình

Đề bài: Em hãy bình về bài ca dao “Tát nước đầu đình” – văn mẫu 10

Ca dao được xem là một thể loại văn học dân gian gắn bó mật thiết nhất đối với cuộc sống sinh hoạt hang ngày của người dân Việt Nam, từ lời hát ru, bài ca lao động, tế lễ đều có nguồn gốc từ ca dao. Ca dao có sự đa dạng về đề tài, phong phú về nội dung biểu hiện, tuy nhiên, đề tài phổ biến nhất trong ca dao chính là đề tài tình yêu, trao duyên…Mượn lời của ca dao, ông cha ta dùng nó như là một cách để dãi bày, thổ lộ tình cảm với người thương. Tuy ca dao được sáng tác từ khi chữ viết còn chưa được ra đời, phương thức lưu truyền cũng là truyền miệng nhưng đến ngày nay, giá trị của những bài ca dao vẫn còn vẹn nguyên, cả về nội dung lẫn nghệ thuật đều có những đặc sắc riêng mà không hề bị xóa nhòa trong nền văn học viết phát triển. Nói đến ca dao giao duyên, ta ắt hẳn sẽ nghĩ ngay đến bài ca dao “Tát nước đầu đình”.

Bài ca dao “Tát nước đầu đình” là tác phẩm ca dao tiêu biểu nhất của đề tài tình yêu, trao duyên. Bài ca dao là lời của một chàng trai đang yêu, và để dãi bày tình cảm, tâm tư của mình với người con gái mà anh ta thầm thương, trộm nhớ, anh ta đã vin vào một tình huống, đó là quên áo để “thăm dò”, muốn biết tâm tình của cô gái như thế nào, từ đó thì mạnh dạn thổ lộ trực tiếp tình cảm và đi đến lời cầu hôn đầy chân thành. Tuy nhiên, khác với bất cứ lời tỏ tình nào khác, ca dao luôn ý nhị, kín đáo trong việc thổ lộ những tình ý muốn gửi gắm cũng cần cảm nhận bằng tình cảm, bằng giác quan chứ không bộc lộ một cách trực tiếp.

“Hôm qua tát nước đầu đình

Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen

Có được thì cho anh xin

Hay em để làm tin trong nhà”

Ngay phần mở đầu của bài ca dao, các tác giả dân gian đã vẽ ra một bối cảnh cụ thể để nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc, và cũng khác với các bài ca dao khác, đây không phải là lời kể của các tác giả dân gian mà là lời tâm sự của chính nhân vật trữ tình, như vậy thì bài ca dao sẽ có sự chân thực hơn trong cảm xúc, sống động hơn về tình cảm. Trở lại bài ca dao này, cái cớ nhân vật trữ tình đưa ra ở đây nghe qua như một sự vô tình, ngẫu nhiên “Hôm qua tát nước đầu đình”, đó là cả một bối cảnh, một câu chuyện dẫn đến việc quên áo sau đó, có thể là do mải mê với công việc lao động mà khi về chàng trai đã quên mất chiếc áo. Nhưng đọc đến câu ca dao thứ hai thôi ta sẽ thấy có điểm gì đó oài nghi, ngờ ngợ về nơi mà chàng trai để quên chiếc áo “Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen”.

Xem thêm:  Kể lại một trận chiến đấu ác liệt đã học, được kể hay đã xem - Bài viết số 2 lớp 9 đề 3

Việc đi tát nước có thể là thật, quên chiếc áo cũng có thể là thật, nhưng khi ta đọc đến câu “Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen” thì ta mới vỡ òa ra rằng đây không phải là một ình huống đã diễn ra trong thực tế mà là một tình huống giả tưởng mà nhân vật trữ tình tự đặt ra, để làm cái duyên cớ, bắt đầu câu chuyện. Bởi hoa sen là loại cây thân mềm, mà nếu có để quên áo, có vắt tạm lên một vật gì đó thì cũng phải là một nơi chắc chắn, cành hoa sen hòa toàn không phải là một nơi lí tưởng để “kí gửi”. Hiểu như thế ta thấy lời ca dao có chút hài hước, và cũng nhận ra mục đích thực sự của nhân vật trữ tình này, không phải kể về việc quê áo của bản thân mà là tìm một lí do.Và đúng như vậy, đó chính là lí do để chàng trai bắt chuyện với người con gái mà mình thương “Có được thì cho anh xin/ Hay là em để làm tin trong nhà”.

Ở đây, tuy lời hỏi xin lại chiếc áo đầy dịu dàng, tha thiết nhưng ta cũng có thể thấy ngay từ đầu chàng trai đã khẳng định người nhặt được chiếc áo chính là cô gái. Thế mới nói, để tìm ra một lí do để bắt chuyện với cô gái thì chàng trai đã phải dựng lên cả một câu chuyện đầy công phu. Vì đặt cô gái vào thế đã rồi, nên không thể không đáp trả tình cảm của chàng trai, nếu cô gái có vô tình nhặt được thật thì còn có thể mang trả lại. Nhưng như đã nói đây chỉ là một cái cớ để chàng trai dãi bày thì đâu có chiếc áo nào bị bỏ quên. Vì vậy, dù cô gái có không đáp lại lời tỏ tình của chàng trai thì anh ta vẫn mặc nhiên coi đó là sự đáp trả tình cảm của mình, bởi cô gái đã giữ lại “làm tin”. Đây là một cách nói đầy hài hước.

“Áo anh sứt chỉ đường tà

Vợ con chưa có, mẹ già chưa khâu

Áo anh sứt chỉ đã lâu

Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng”.

Ở những câu ca dao tiếp theo, nhân vật trữ tình vẫn xoay quanh câu chuyện về chiếc áo để thổ lộ một cách ý nhị. Anh ta kể nể về chiếc áo bị sứt chỉ, chiếc áo dùng để sinh hoạt, lao động nên không thể không khâu, nhưng anh ta lại là con trai, việc khâu vá vốn không thành thạo, mà vợ chưa có, cũng là chưa có người nâng khăn, sửa túi, mẹ già cũng chưa có thời gian để khâu “Áo anh sứt chỉ đường tà/ Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu”, cả hai câu thơ với lời kể nể đầy da diết, chân thành, nhưng cái mà anh ta muốn nói ở đây, đó chính là tình trạng độc thân của mình, rằng anh ta chưa có vợ, mẹ già cũng đến tuổi xế chiều, cần phải có người chăm dưỡng, đây cũng là lời bộc lộ chân thành về khát khao hạnh phúc, khát khao có một mái ấm của nhân vật này. “Áo anh sứt chỉ đã lâu/ Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng”.

“Khâu rồi anh sẽ trả công

Đến lúc lấy chồng, anh sẽ giúp cho

Giúp cho một thúng xôi vò

Một con lợn béo, một vò rượu tăm”

Đến đây, chàng trai bắt đầu tỏ tình một cách trực tiếp, anh ta muốn nhờ cô gái khâu lại chiếc áo cho mình, nhưng ai cũng biết, đây là một lời cầu hôn của chàng trai, nếu như cô gái chấp nhận khâu hộ chiếc áo thì đồng nghĩa với việc cô ta chấp nhận lời cầu hôn này. Để cho lời tỏ tình bớt ngượng ngùng, anh ta cũng dùng những lời nói bông đùa, hài hước “Đến lúc lấy chồng, ai sẽ giúp cho”, như vậy, theo lời của chàng trai thì nếu cô gái giúp anh ta may áo thì đến khi cô gái lấy chồng thì chàng trai sẽ tận lòng giúp đỡ, coi như trả công may áo. Nhưng ý đồ của chàng trai có thực sự như vậy không, hay còn thể hiện một ý đồ nào khác?

“Giúp cho một thúng xôi vò/ Một con lợn béo, một vò rượu tăm” những vật phẩm như xôi vò, lợn béo hay vò rượu tăm đều à những vật phẩm người ta thường dùng để đi hỏi vợ, là những lễ vật cần thiết cho một đám hỏi. Như vây, đến đây thì ta hiểu được ý nghĩa trong lời nói trước đó của chàng trai, nếu như cô gái đồng ý may áo cũng tức là chấp nhận tình cảm thì việc cầu hôn sẽ diễn ra, và trong đám cưới ấy, vị hôn phu của cô gái cũng chẳng phải một ai khác mà chính là chàng trai đa tình này.

Xem thêm:  Ấn tượng về hình ảnh người trai thời Trần trong “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão

“Giúp cho đôi chiếu em nằm

Đôi chăn em đắp, đôi chằm em đeo

Giúp cho quan tám tiền cheo

Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau”.

Vẫn là những vật cần thiết của đám hỏi, lễ vật chàng trai đưa ra có vẻ rất “hậu”, không chỉ có lợn, có rượu mà còn có chiếu, chăn, chằm, tiền và cau. Những lễ vật này gợi cho ta về tục thách cưới trong phong tục của người Việt, theo đó thì khi một chàng trai muốn lấy vợ hì phải đáp ứng được những yêu cầu của nhà gái mới có thể được chấp thuận và có thể rước dâu về nhà của mình. Ở đây, hình ảnh của đôi chiếc, đôi chăn lại gợi ra hạnh phúc lứa đôi, chúng đều có đôi, có cặp, qua đó thì chàng trai cũng muốn bày tỏ về khát khao hạnh phúc không dừng lại ở đôi lứa mà là hạnh phúc bền chặt hơn, gắn kết hơn, đó chính là hạnh phúc vợ chồng.

Bài ca dao “Tát nước đầu đình” là lời tâm sự của chàng trai đến tuổi lập gia đình, đây là những lời gửi gắm, dãi bày của anh ta hướng đến người con gái mà anh ta thầm yêu đã lâu và bày tỏ mong muốn được sự đồng ý của cô gái mà mơ ước về một đám cưới không xa. Tuy được thể hiện qua những tình huống đầy hà hước, những lời thổ lộ nghe qua như những lời bông đùa, nhưng đó lại chính là những lời tỏ tình chân thực nhất, sâu sắc, chân thành nhất của chàng trai. Chính đặc trưng của ca dao làm cho lời tỏ tình ấy thêm đặc biệt, làm cho lời tỏ tình không chỉ chứa đựng những tình cảm sâu kín mà còn vang vọng những cung bậc trầm bổng của cảm xúc.

Nguồn: Văn mẫu

Check Also

7212 1494911290056 1016 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *