Hướng dẫn soạn văn Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão – Chương trình Ngữ văn lớp 10
Hướng dẫn
Hướng dẫn soạn văn Tỏ lòngvới hệ thống lời giải chi tiết, đầy đủ sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quá trình tìm hiểu và phân tích bài thơ Tỏ lòng. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!
I. Hướng dẫn tìm hiểu
Câu 1. Chỉ ra điểm khác nhau giữa hai câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán với câu thơ dịch. Có gì đáng lưu ý về không gian, thời gian trong đó con người xuất hiện? Con người mang tư thế, vóc dáng thế nào?
Trả lời:
Thông qua việc so sánh câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán với câu thơ dịch, chúng ta có thể thấy được sự khác biệt: hai từ “múa giáo” trong lời dịch chưa thể hiện được hai từ “hoành sóc” của câu thơ chữ Hán. Câu thơ nguyên tác dựng lên hình ảnh con người cầm ngang ngọn giáo (hoành sóc) mà trấn giữ đất nước. Con người vì thế xuất hiện với một tư thế hiên ngang mang tầm vóc vũ trụ và làm chủ khong gian bao la.
Trong câu thơ đầu, con người xuất hiện trong bối cảnh không gian và thời gian mang tầm vóc vĩ mô, kì vĩ lớn lao. Không gian mở theo chiều rộng của núi sông và mở lên theo chiều cao của sao Ngưu thăm thẳm, còn thời gian trải qua “cáp kỉ thu” qua mấy năm. Hình ảnh con người hiện lên hiên ngang mang tầm vóc của con người vũ trụ, non sông.
Câu 2. Anh (chị) cảm nhận như thế nào về sức mạnh quân đội nhà Trần qua câu thơ “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”?
Trả lời:
Câu thơ “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” có thể hiểu theo hai cách:
– Cách hiểu thứ nhất là “ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”.
– Cách hiểu thứ hai là: Ba quân hùng mạnh khí thế át sao Ngưu.
Thông qua thủ pháp nghệ thuật so sánh cụ thể hóa sức mạnh dũng mãnh của ba quân, chúng ta có thể thấy được sức mạnh khái quát của thời đại “Hào khí Đông A”: mạnh mẽ về cả về trí và lực, không những nó có được đầy đủ binh hùng tướng mạnh mà còn có những vị đại tướng quân trí dũng song toàn (như: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trần Nhật Duật…).
Câu 3. Nợ công danh mà tác giả nói tới được hiểu theo cách nào?
Trả lời:
Nợ công danh mà tác giả nói đến trong bài thơ có thể hiểu theo hai nghĩa:
– “Nợ công danh” là chí làm trai theo tinh thần Nho giáo: lập công để trả lại sự nghiệp, lập danh (để lại tiếng thơm). Đây là quan niệm chi phối tư tưởng của nam nhi thời phong kiến. Công danh được xem là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai.
– “Nợ công danh” là chưa hoàn thành nghĩa vụ với dân, với nước gắn liền với sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, cứu nước, cứu dân. Qua đây chúng ta thấy được ý thức, trách nhiệm với nhân dân, dân tộc của tác giả Phạm Ngũ Lão.
Dù hiểu theo cách nào thì “chí công danh” của Phạm Ngũ Lão cũng là một quan niệm sống cao đẹp, có ý nghĩa tích cực trong mọi thời đại.
Câu 4. Phân tích ý nghĩa nỗi “thẹn” trong hai câu thơ cuối
Trả lời:
Nỗi thẹn trong hai câu cuối mang ý nghĩa:
– Phạm Ngũ Lão “thẹn” vì chưa có được tài năng mưu lược như Vũ Hầu Gia Cát Lượng (Khổng Minh – đời Hán) để giúp dân cứu nước và trí và lực của mình thì có hạn mà nhiệm vụ khôi phục giang sơn, đất nước còn quá bộn bề.
– – Phạm Ngũ Lão “thẹn” vì chưa khôi phục được giang sơn, đất nước.
Dù hiểu theo cách nào thì nỗi thẹn cũng thể hiện được chí khí và vẻ đẹp nhân cách của Phạm Ngũ Lão, đồng thời thể hiện tấm lòng đối với giang sơn đất nước cùng lòng yêu nước của tác giả.
Câu 5. Qua bài thơ Tỏ lòng anh(chị) thấy hình ảnh trang nam nhi thời Trần mang vẻ đẹp như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày mai
Trả lời
Qua bài thơ Tỏ lòng anh(chị) thấy hình ảnh trang nam nhi thời Trần mang vẻ đẹp vĩ mô và sánh ngang tầm vóc vũ trũ. Đó là trang nam tử hán “đầu đội trời chân đạp đất” cống hiến hết mình vì dân, vì nước, luôn hướng tới lí tưởng sống cao đẹp và từ bỏ lối sống vị kỉ, xấu xa. Chính những vẻ đẹp đó đã làm nổi bật vẻ đẹp hùng tráng của “hào khí Đông A”.
II. Luyện tập
Theo Tapchivanhoc.com