Hướng dẫn soạn văn Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

Hướng dẫn soạn văn Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

Hướng dẫn

Soạn văn Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh sẽ cung cấp lời giải chi tiết, đầy đủ cho hệ thống câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp trong sách giáo khoa. Để có quá trình học tập hiệu quả, các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

I. Đoạn văn thuyết minh

1. Hãy nhắc lại:

a. Thế nào là một đoạn văn?

  • Đoạn văn là một phần của văn bản, được tính từ chỗ viết hoa thụt đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Một đoạn văn có tính hoàn chỉnh cả về hình thức và nội dung.

b. Một đoạn văn cần đạt được những yêu cầu nào trong các yêu cầu kể dưới đây:

  • Một đoạn văn cần đạt được những yêu cầu:

+ Có sự liên kết chặt chẽ các đoạn văn đứng trước và sau đoạn văn đó.

+ Nội dung và hình thức phải diễn đạt chính xác, trong sáng:

+ Mang tính hấp dẫn, lôi cuốn

2. Theo anh (chị), giữa một đoạn văn tự sự và một đoạn văn thuyết minh có những điểm nào giống và khác nhau? Vì sao có sự giống và khác nhau như thế?

  • Điểm giống: Cả đoạn văn đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh đều trình bày một sự kiện, mô tả một sự vật, hiện tượng, đòi hỏi người viết phải có am hiểu sâu sắc và chính xác. Có sự giống nhau này bởi vì cả hai đoạn văn đều mang tính chất kể và trình bày là chủ yếu.
  • Điểm khác:

+ Đoạn văn tự sự: thường là kể lại sự vật, sự việc, biểu cảm là chủ yếu.

+ Đoạn văn thuyết minh: thường giới thiệu về sự vật, hiện tượng, trình bày những vấn đề liên quan tới sự vật, hiện tượng đó nhằm cho người đọc hiểu.

Có sự khác nhau này là bởi, tính chất của văn tự sự là kể, còn văn thuyết minh là trình bày.

3. Một đoạn văn thuyết minh có thể gồm bao nhiêu phần chính? Các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể được sắp xếp theo các trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác – chứng minh không? Vì sao?

  • Một đoạn văn thuyết minh bao gồm ba phần chính: Mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Hoặc có hai phần chính là mở đoạn và kết đoạn.
  • Các ý trong trong đoạn văn thuyết minh hoàn toàn có thể được sắp xếp theo các trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác – chứng minh. Bởi cách sắp xếp này sẽ làm cho đoạn văn thêm phần hấp dẫn, lôi cuốn.
Xem thêm:  Phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt

II. Viết đoạn văn thuyết minh

Giả sử phải viết một bài văn thuyết minh để cung cấp cho người đọc những hiểu biết chuẩn xác về một nhà khoa học hoặc một tác phẩm văn học, một công trình nghiên cứu, một điển hình người tốt, việc tốt, anh (chị) hãy:

1. Phác qua dàn ý đại cương cho bài viết

  • Dàn ý về một nhà khoa học

+ Giới thiệu nhà khoa học: tên, tuổi, quê quán và lĩnh vực khoa học

+ Giới thiệu sơ qua tiểu sử và cuộc sống đời tư của nhà khoa học

+ Nêu quá trình đến với khoa học của nhà khoa học

+ Những đóng góp của nhà khoa học

2. Dàn ý về một tác phẩm văn học

+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm

+ Nêu nội dung tư tưởng chính trong tác phẩm

+ Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm

+ Đánh giá và tổng kết những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, tầm ảnh hưởng của tác phẩm.

– Tiếp đó, hãy diễn đạt một ý trong dàn ý thành một đoạn văn

Lựa chọn ý: Nêu Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm

Qua truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, có thể thấy nghệ thuật tiêu biểu nhất trong tác phẩm chính là yếu tố kì ảo. Nhân vật Ngô Tử Văn vốn là một người trần mắt thịt nhưng lại có thể chiến thắng hồn ma của tên giặc, đó là một thế giới khác với trần gian, hiện thực. Tác giả Nguyễn Dữ đã rấ khéo léo kết hợp đan xen yếu tố kì ảo với hiện thực, giúp cho truyện mang màu sắc huyễn hoặc, truyền kì hấp dẫn. Đồng thời còn thể hiện được đời sống tâm linh của người Việt ta ngày xưa.

Xem thêm:  Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự lớp 10 đầy đủ hay nhất

– Đoạn văn cho chúng ta biết những điều cần thiết khi viết một đoạn văn thuyết minh:

+ Cần xác định được vị trí và nội dung của đoạn văn

+ Phải có câu chuyển đoạn để tạo sự liên kết mạch lạc giữa đoạn văn trước và sau, với toàn bài văn.

+ Các ý được triển khai trong đoạn văn cần phải sắp xếp một cách hợp lí, trình tự rõ ràng, rành mạch.

+ Có thể vận dụng sáng tạo các phương pháp thuyết minh tuy nhiên phải cân nhắc và sử dụng đúng mục đích để đoạn văn thêm cụ thể, sinh động và hấp dẫn.

III. Luyện tập

Viết đoạn văn nối tiếp theo đoạn mà anh (chị) vừa hoàn thành trên lớp

Tóm lại, tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một câu chuyện hay, vừa mang tính đề cao tinh thần cương trực, khảng khái của Ngô Tử Văn đã dám đấu tranh cái ác, trừ hại cho dân, bên cạnh đó còn thể hiện niềm tin vào công lý của nhân dân. Đồng thời truyện còn là một trong những tác phẩm mang những nét đặc trưng của lối truyện truyền kì.

– Từ những kết quả và tiến bộ đã đạt được, hãy viết một bài văn thuyết minh để giới thiệu một con người, một miền quê, một danh lam thắng cảnh hoặc một phong trào hoạt động mà anh (chị) đã có dịp tìm hiểu kĩ

Hội thi thổi cơm ở làng Đồng Vân

Làng Đồng vân thuộc xã Đồng Tháp, một xã của huyện Đan Phượng, nằm ở ngoại thành thủ đô Hà Nội và bên dòng sông Đáy. Nơi đây, nhân dân quanh năm sinh sống bằng nghề cấy lúa, trồng rau màu và đan rổ, rá. Có một hội thi rất đặc biệt được diễn ra tại làng vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm, đó là hội thi thổi cơm. Trong hội thi thổi cơm, mọi quá trình đều mang đậm màu sắc dân gian.

Xem thêm:  Đóng vai Đăm Săn kể lại chiến thắng Mtao Mxây lớp 10 hay nhất ngắn gọn

Người dự thi không ai khác chính là người dân trong làng đã được tuyển chọn. Khi tiếng trống điểm ba hồi là các đội thi trang nghiêm dâng hương trước cửa đình, tưởng nhớ vị thành hoàng làng. Sau đó, hội thi bắt đầu, tiếng trống vừa dứt, các thanh niên nhanh và khỏe nhất của đội thoăn thoắt leo lên thân cây chuối đã được bôi mỡ rất trơn. Phải mất nhiều lần leo lên tụt xuống mới mong lấy được lửa, khung cảnh rất hài hước và vui nhộn. Khi đã lấy được nén hương mang xuống, ban tổ chức sẽ cho ba que diêm để tạo lửa, rồi trong đội chuẩn bị sẵn đũa bông để châm lửa từ diêm vào đuốc. Lấy lửa và nhóm lửa là vậy, còn những người khác thì giã thóc, giần sàng để thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Niêu cơm nỏ được treo lơ lửng dưới đầu của một cành cong hình cánh cung cắm rất khéo léo ở sau lưng rồi uốn về trước mặt. Vừa thổi cơm, các đội còn đan xen nhau uốn lượn trên sân trong sự cổ vũ reo hò của mọi người. Khi thời gian thổi cơm đã hết, ban tổ chức chấm theo ba tiêu chí: gạo trắng, cơm dẻo và không có cơm cháy.

Có thể nói hội thi thổi cơm ở làng Đồng Vân là một lễ hội mang đậm nét văn hóa cổ truyền. Đây là dịp để các trai làng đua tài khỏe mạnh, gái làng thể hiện bàn tay khéo léo. Hội thi đã góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị bản sắc dân tộc trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

nu sinh lop 12 sa735311 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *