Hãy đóng vai thầy Mạnh Tử lúc còn nhỏ trong truyện Mẹ hiền dạy con để kể lại câu chuyện

Hãy đóng vai thầy Mạnh Tử lúc còn nhỏ trong truyện Mẹ hiền dạy con để kể lại câu chuyện

Hướng dẫn

Mẹ hiền dạy con là câu chuyện giáo dục đầy nhân văn của mẹ Mạnh Tử. Hãy đóng vai thầy Mạnh Tử lúc còn nhỏ trong truyện Mẹ hiền dạy con để kể lại câu chuyện.

I. Dàn ý bài viết

1. Mở bài

Thầy Mạnh Tử giới thiệu về mình và mẹ của mình: Ta là thầy Mạnh Tử, ta có một người mẹ rất tuyệt vời, không chỉ là người sinh thành nuôi nấng và chăm sóc cho ta, mẹ ta còn là một người thầy của ta. Sở dĩ ta được người đời tôn trọng là một trong những ông tổ của Nho gia cũng là nhờ mẹ ta đã hết lòng dạy dỗ, bảo ban

2. Thân bài

-Kể lại chuyện khi nhà ở gần nghĩa địa: Nhìn cảnh tượng ấy ta và chúng bạn thấy thích thú, rồi chúng tôi về nhà bắt chước họ, cũng giả làm người chết, cũng giả khóc lóc rồi đào huyệt, chôn giống hệt như đám tang

-Kể lại chuyện khi nhà ở gần chợ: Thế rồi ta lấy làm hay, rủ mấy đứa trẻ bắt chước trò mùa bán ầm ĩ ấy, một hôm chúng ta đang buôn bán với nhau, mẹ ta đi làm về trông thấy thì hốt hoảng rơi cả cuốc liềm, hiện rõ sự lo lắng

-Kể lại chuyện khi nhà ở gần trường học: Ở nơi trường học ta thấy các bạn đi học rất đông, họ gặp thầy giáo đều chào hỏi lễ phép, rất chăm chỉ học hành, ta bèn bắt chước họ, cũng cắp sách vở đi học và lễ phép, mẹ ta khi trông thấy thế liền vui vẻ

-Kể lại chuyện một lần thấy hàng thịt giết lợn: Thế rồi một hôm ta thấy người hàng thịt giết lợn, liền hỏi mẹ “Người ta giết lợn làm gì?” mẹ trả lời ta “Để cho con ăn đấy” ta cứ nghĩ đó là đùa vì nhà ta nghèo, hiếm khi được ăn thịt, lẽ nào lại có người cho không, thế mà trưa hôm đó mẹ mua thịt về cho ta ăn thật

Xem thêm:  Em hãy kể lại buổi lễ khai giảng năm học mới của trường em

-Kể lại chuyện một lần bỏ học: Có một lần ta đang đi học nhưng thấy bài khó nên bỏ về nhà chơi, mẹ ta thấy vậy đang ngồi dệt vải thì lại cầm dao cắt đứt tấm vải và nói: “Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy”

-Kể về thành quả của mình: Nhờ sự nỗ lực và chuyên cần đó, ta đã học hành thành tài được người đời tôn vinh là bậc đại hiện, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng

3. Kết bài

Lời khuyên bảo và nhắc nhở của thầy Mạnh Tử: Đối với ta, mọi thứ ta có được chính là nhờ công sức dưỡng dục của mẹ ta, với mọi người nói chung, cha mẹ ai cũng muốn cho con cái được học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó chính là niềm hi vọng muôn đời của cha mẹ

II. Bài tham khảo

Ta là thầy Mạnh Tử, ta có một người mẹ rất tuyệt vời, không chỉ là người sinh thành nuôi nấng và chăm sóc cho ta, mẹ ta còn là một người thầy của ta. Sở dĩ ta được người đời tôn trọng là một trong những ông tổ của Nho gia cũng là nhờ mẹ ta đã hết lòng dạy dỗ, bảo ban. Ta vẫn còn nhớ mãi những bài học mà mẹ đã dạy dỗ cho ta từ thuở bé.

Thuở nhỏ, gia đình ta sống ở gần khu nghĩa địa, hàng ngày mẹ ta đi làm ruộng còn ta ở nhà đi chơi cùng đám trẻ con, do gần khu nghĩa địa nên ta thường xuyên trông thấy cảnh người làng đi đưa ma, người ta cứ khóc lóc, quỳ lạy lăn lê rồi có kẻ thì đào huyệt chôn thây người chết. Nhìn cảnh tượng ấy ta và chúng bạn thấy thích thú, rồi chúng tôi về nhà bắt chước họ, cũng giả làm người chết, cũng giả khóc lóc rồi đào huyệt, chôn giống hệt như đám tang.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” của Nguyễn Duy

Hôm đó lúc ta và đám bạn đang bắt chước thì mẹ ta về, bà thấy vậy liền hốt hoảng ra hỏi, ta thì vẫn vô tư trả lời rằng mình chỉ bắt chước người ở chỗ nghĩa địa. Mẹ ta nghe vậy đâm ra buồn phiền lo lắng và nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được rồi”. Nói vậy rồi mấy hôm sau mẹ ta chuyển nhà ra gần chợ. Khi nhà chuyển ra gần chợ, ta lại hay ra chơi ở chợ, thấy cảnh người ta buôn bán tấp nập, mặc cả và cãi vã lẫn nhau rất điên đảo, hỗn độn. Trông thấy mọi người như vậy ta lấy làm lạ kì, rồi lạ kì hơn họ càng cãi vã càng lớn tiếng, mặc cả nhiều thì mua được nhiều đồ rẻ.

Thế rồi ta lấy làm hay, rủ mấy đứa trẻ bắt chước trò mùa bán ầm ĩ ấy, một hôm chúng ta đang buôn bán với nhau, mẹ ta đi làm về trông thấy thì hốt hoảng rơi cả cuốc liềm, hiện rõ sự lo lắng: “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được”, ít ngày sau nhà ta lại được chuyển đến gần một trường học. Ở nơi trường học ta thấy các bạn đi học rất đông, họ gặp thầy giáo đều chào hỏi lễ phép, rất chăm chỉ học hành, ta bèn bắt chước họ, cũng cắp sách vở đi học và lễ phép, mẹ ta khi trông thấy thế liền vui vẻ: “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây” và nhà ta đã không chuyển nhà nữa. Thế rồi một hôm ta thấy người hàng thịt giết lợn, liền hỏi mẹ “Người ta giết lợn làm gì?” mẹ trả lời ta “Để cho con ăn đấy” ta cứ nghĩ đó là đùa vì nhà ta nghèo, hiếm khi được ăn thịt, lẽ nào lại có người cho không, thế mà trưa hôm đó mẹ mua thịt về cho ta ăn thật.

Xem thêm:  Phân tích quan điểm của Nguyễn Khoa Điềm về bài thơ Đất nước

Có một lần ta đang đi học nhưng thấy bài khó nên bỏ về nhà chơi, mẹ ta thấy vậy đang ngồi dệt vải thì lại cầm dao cắt đứt tấm vải và nói: “Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy”. Ta đã vô cùng ân hận vì hành động của mình, từ đó mỗi lần nản chí ta quyết tâm học, không để mẹ lo lắng. Nhờ sự nỗ lực và chuyên cần đó, ta đã học hành thành tài được người đời tôn vinh là bậc đại hiện, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng.

Đối với ta, mọi thứ ta có được chính là nhờ công sức dưỡng dục của mẹ ta, với mọi người nói chung, cha mẹ ai cũng muốn cho con cái được học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó chính là niềm hi vọng muôn đời của cha mẹ. Chính vì thế là người con, chúng ta phải tôn kính cha mẹ, làm vui cha mẹ, ra sức học hành, chăm ngoan.

Theo Baigiangvanhoc.com

Check Also

7225 1494911290059 1017 310x165 - Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong những sáng tác hiếm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *