Giới thiệu vềVũ Trọng Phụng – Tác giả của đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
Hướng dẫn
Giới thiệu về tác giả Vũ Trọng Phụng sẽ cung cấp thêm những thông tin về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!
1. Tiểu sử Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) quê ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Ông là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.
2. Sự nghiệp sáng tác
Tuổi đời của ông rất ngắn ngủi và chính vì thế mà thời gian cầm bút của ông cũng rất ngắn ngủi. Vào năm 1930 ông có tác phẩm đầu tiên là truyện ngắn “Chống nạng lên đường” được đăng trên Ngọ báo. Tuy sự nghiệp ngắn ngủi nhưng ông đã để lại một kho tàng tác phẩm rất đáng kinh ngạc, với hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch trong đó có một vở kịch được dịch từ tiếng Pháp.
Ngoài ra ông còn có một số bài phê bình, tranh luận văn học và hàng năm vẫn viết các bài báo về chính trị, xã hội và văn hóa. Ông mang trong mình giọng văn trào phúng châm biếm xã hội rất đặc trưng, một số người đã so sánh ông là Ban-zắc của Việt Nam. Tuy nhiên cũng vì phong cách văn chương này của ông mà đã bị chính quyền bảo hộ Pháo gọi ra tòa vì tội “tổn thương phong hóa”. Về sau tác phẩm của ông bị cấm in, cấm đọc tại miền Bắc năm 1954 và trên cả nước từ ngày 30/4/1975.
Bài liên quan đến đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia:
>>Phát biểu cảm nhận về nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
>>Trình bày cảm nhận về đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia
>>Phân tích tiếng khóc của Phán mọc sừng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
>>Phân tích tâm trạng của những nhân vật trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
>>Phân tích nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
>>Trình bày cảm nhận về tiếng cười của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
Cho tới những năm 1980 những tác phẩm của ông mới được chính quyền cho lưu hành. Cả cuộc đời của Vũ Trọng Phụng phải sống trong nghèo khổ, gia đình còn cả bà nội và mẹ già nên dù có lao động cật lực thì ngòi bút của ông cũng không nuôi đủ gia đình. Viết nhiều đề tài về các tệ nạn, thói ăn chơi nhưng chính ông lại là một người sống rất đạo đức và kham khổ. Ông mắc bệnh lao phổi và chết khi mới 27 tuổi, để lại gia đình bà nội, mẹ đẻ, vợ và đứa con chưa đầy một tuổi. Ông được người đời nhớ tới với mệnh danh là “Ông vua phóng sự đất Bắc”.
Theo Tapchivanhoc.com