Giới thiệu về tác phẩm Một thứ quà của lúa non – Cốm của tác giả Thạch Lam
Hướng dẫn
Giới thiệu về tác phẩm Một thứ quà của lúa non – Cốmcủa tác giả Thạch Lam sẽ cung cấp thêm những thông tin về tác phẩm và những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!
1. Hoàn cảnh sáng tác
Tác phẩm Một thứ quà của lúa non – Cốm là một tác phẩm hay của nhà văn Thạch Lam, được in trong tập tùy bút “Hà Nội băm sáu phố phường” xuất bản năm 1943. Tác phẩm đã cho người đọc cảm nhận được phong vị đặc sắc trong nét đẹp văn hóa Cốm.
Bài viết liên quan đến tác phẩm Một thứ quà của lúa non – Cốm:
>>Giới thiệu về tác giả Thạch Lam và tác phẩm Một thứ quà của lúa non – cốm
>>Phân tích hương vị cốm qua bài Một thứ quà của lúa non – Cốm
>>Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm Một thứ quà của lúa non – Cốm
>>Cảm nhận của em khi đọc bài Một thứ quà của lúa non – cốm
>>Phân tích cái hay ở văn bản Một thứ quà của lúa non – Cốm
2. Đặc sắc nội dung, nghệ thuật
Tác phẩm thuộc thể loại tùy bút – là thể văn ghi chép về những hình ảnh và sự việc có thực mà nhà văn quan sát từ đó bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình trước những sự vật, sự việc, hiện tượng và vấn đề của đời sống. Chính vậy mà tác phẩm thiên về biểu cảm, rất gần gũi với thơ, bên cạnh đó vẫn có mặt của yếu tố nghị luận, suy tư triết lí.
Tác giả đã kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm, từ miêu tả đến biểu cảm, bình luận trên nền biểu cảm. Bài tùy bút được chia thành ba phần nội dung chính, đầu tiên là tìm hiểu về nguồn gốc của cốm, tiếp theo là bàn về giá trị của cốm, cuối cùng là bàn về cách thưởng thức cốm. Trong tác phẩm này, Thạch Lam đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ như: nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, trong đó còn có các câu hỏi tu từ ấn tượng và có sức gợi cảm cao.
Bằng chính dòng cảm xúc miên man và một lối văn giàu ấn tượng của mình, tác giả đã viết nên những dòng văn mượt mà. Bài “Một thứ quà của lúa non – Cốm” đã diễn tả một vẻ đẹp văn hóa của dân tộc bằng một lời văn giàu chất thơ, nhẹ nhàng và êm ái, sâu sắc mà tinh tế, bên cạnh đó còn có tấm lòng nhạy cảm và trân trọng của nhà văn. Bài tùy bút đã ca ngợi một món quà, một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam, đồng thời là lời nhắc nhở phải nâng niu, gìn giữ vẻ đẹp đó.
Theo Tapchivanhoc.com