Giới thiệu về tác giả Tô Hoài – Tác giả đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên

Giới thiệu về tác giả Tô Hoài – Tác giả đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên

Hướng dẫn

Tô Hoài là gương mặt nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị, một trong số đó có “Dế Mèn phiêu lưu kí”. Giới thiệu về tác giả Tô Hoài dưới đây sẽ cung cấp thêm những thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của Tô Hoài, các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

1. Vài nét về tiểu sử tác giả Tô Hoài

Tác giả Tô Hoài, tên khai sinh là Nguyễn Sen (1920 – 2014), ông là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.

Tô Hoài sinh ra trong một gia đình thợ thủ công ở thôn Cát Động, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, Hà Đông (cũ), tuy nhiên ông lại lớn lên tại làng Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội. Bút danh Tô Hoài của ông được gắn với hai địa danh đó chính là sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức. Ở tuổi thanh niên, Tô Hoài đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như: bán hàng, dạy trẻ, kế toán hiệu buôn,… nhưng vẫn có lúc thất nghiệp.

2. Sự nghiệp sáng tác

Ông đến với văn chương qua truyện “Dế mèn phiêu lưu ký” và nhanh chóng được người đọc chú ý. Đến năm 1943, ông gia nhập vào Hội Văn hóa cứu quốc, và trong cuộc chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, tuy nhiên vẫn cho ra đời tác phẩm thành tựu quan trọng là “Truyện Tây Bắc”. Từ năm 1954 trở đi ông đã tập trung hơn và sáng tác, trải qua hơn 60 năm hoạt động nghệ thuật, ông đã có cho mình hơn 100 tác phẩm chia ra thành các thể loại khác nhau như: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.

Xem thêm:  Phân tích hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Một số tác phẩm chính của ông là: Dế mèn phiêu lưu kí (1941), O chuột (1942), Nhà nghèo (1944), Truyện Tây Bắc (1953), Miền Tây (1967), Cát bụi chân ai (1992), Ba người khác (2006)… Trong cuộc đời sáng tác của mình, Tô Hoài đã dùng nhiều bút danh khác nhau ngoài Tô Hoài như: Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Vũ Đột Kích, Hồng Hoa, Phạm Hòa. Ông đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật đợt 1 năm 1996, ngoài ra còn nhiều giải thưởng như: Giải nhất Tiểu thuyết của Hội văn nghệ Việt Nam 1956, Giải A Giải thưởng Hội văn nghệ Hà Nội 1970, Giải thưởng của Hội Nhà văn Á-Phi năm 1970, Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2010.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

hoaphuong 26 310x165 - Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong những sáng tác hiếm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *