Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Cảnh Khuya của tác giả Hồ Chí Minh

Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Cảnh Khuya của tác giả Hồ Chí Minh

Bài làm

Bài thơ Cảnh Khuya được sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1947 tại chiến khu Việt Bắc anh hùng lịch sử. Bằng cách sử dụng vô cùng nhuần nhuyễn thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, Hồ chủ tịch đã thể hiện được tình yêu nước nồng nàn cháy bỏng cùng với tình yêu thiên nhiên tha thiết, và phong thái ung dung của một vị lãnh tụ dân tộc.

Ở câu thơ đầu tiên:

“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

 ngay câu thơ đầu đã khơi gợi trong lòng người đọc cảm giác hứng thú, thỏa mãn muốn đọc những dòng thơ tiếp bởi sự mượt mà, trôi chảy và chất thơ trong câu. Tiếng suối mà lại được Bác ví với tiếng hát xa thể hiện được tiếng nước chảy êm ái, nhẹ nhàng trong đêm khuya tĩnh lặng càng tô đậm thêm tiêng chảy của dòng nước, đây cũng là bút pháp lấy động tả tĩnh quen thuộc trong thơ cổ, đây cũng là một câu thơ so sánh kì lạ bởi tiếng thiên nhiên lại được Bác so sánh với tiếng hát của con người thể hiện được tiếng chay trong trẻo, từ xa vọng lại trong đêm khuya thể hiện một bầu không gian tĩnh lĩnh, yên ắng giống như tâm hồn của con người sau những giây phút bận rộn, lo âu vất vả nhọc nhằn của người chiến sĩ thì chỉ đến đêm khuya khi tất cả mọi thứ đều chìm sâu vào tĩnh lặng, nghỉ ngơi thì tâm hồn người chiến sĩ cũng mới được giây phút thanh bình để hòa mình vào thiên nhiên.

Xem thêm:  Giải thích và bình luận câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công – Văn mẫu lớp 7 tuyển chọn

em hay neu cam nhan ve bai tho canh khuya cua tac gia ho chi minh - Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Cảnh Khuya của tác giả Hồ Chí Minh

Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Cảnh Khuya

Trong đêm khuya thứ không thể thiếu nhất đó chính là ánh trăng, quả thật vậy trăng chính là nguồn cảm hứng bất tận của các nhà thơ, nhà văn, đặc biệt trăng trong con mắt của một vị lãnh tụ dân tộc, một người chiến sĩ, một người yêu thiên nhiên tha thiết càng trở nên đẹp hơn bao giờ hết:

“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Ở câu thơ này ta như thấy được ba tầng không gian, trên cao là ánh trăng sáng, phía dưới là tầng cây cổ thụ và dưới mặt đất ánh trăng chiếu xuống khe hở của cành cây, kẽ lá in xuống mặt đất như những bông hoa nở dưới mặt đất. Không gian lúc này tràn ngập ánh trăng, trong một câu thơ tác giả dùng đến hai từ “lồng” đây là một động từ thể hiện sự đan xen của các các sự vật tạo  thành một khối chỉnh thể. Câu thơ gợi trong lòng người đọc cảm giác nhẹ nhàng, man mác tràn đầy ý thơ một cách đậm chất trữ tính và lãng mạn. Tất cả những hình ảnh câu từ trong thơ của Bác đều khiến cho tất cả chúng ta phải thốt lên kinh ngạc rằng tại sao lại hay và đẹp đến thế. Trong đêm tối người chủ tịch vĩ đại của dân tộc Việt Nam, với giây phút thảnh thơi hiếm có trong một ngày đã thả tâm hồn mình vào với thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc. Câu thơ thứ hai là sự đan xen, giữa các mảng màu sắc sáng và tối tạo nên một bức tranh thiên nhiên muôn màu muôn vẻ tràn ngập ánh trăng sáng.

Xem thêm:  Viết đơn xin cấp thẻ mượn sách

Hai câu thơ đầu tiên không chỉ thể hiện vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên mà đồng thời còn làm nổi bật lên phong thái ung dung, tự tin và lòng yêu thiên nhiên tha thiết của Bác. tới câu thơ thứ ba, tác giả đã thể hiện tới tâm trạng của bản thân mình:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”

Cảnh tượng thiên nhiên khi về đêm đẹp như một bức tranh được một người họa sĩ vẽ lên từng nét đẹp không sao tả được, đó là nửa vế trước của câu thứ ba mà chúng ta cảm nhận được nhưng ở vế sau là hình ảnh người cha của dân tộc chưa hề ngủ, không ngủ bởi Bác không hề yên tâm, Bác vẫn luôn lo lắng, thao thức vì một vấn đề mà ở câu thứ tư cũng là câu thơ cuối ta có thể thấy được đó là

“Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Khác với hai câu thơ trên đó chỉ là giây phút hiếm hoi ngắn ngủi Bác để cho đầu óc thảnh thơi, thư giản để hòa mình vào với thiên nhiên. Nhưng sau khoảnh khắc hiếm hoi đó, vận mệnh nước nhà luôn là gánh nặng trên đôi vai của người đứng đầu một đất nước dân tộc. Đêm đến khi tất cả mọi sự vật, sự việc, mọi con người đều đi ngủ thì chỉ có Bác  vẫn còn thức. Chúng ta có thể hiểu ra rằng không phải là Bác không buồn ngủ vì không một ai cả ngày đã làm việc mỏi mệt mà không buồn ngủ cả, chỉ là Bác không thể ngủ được vì những lo lắng, trong đầu của Bác luôn nhắc nhở Bác về cuộc đấu tranh của dân tộc nên không lúc nào Bác quên được trách nhiệm của bản thân vì vậy Bác không ngủ được, mà đây không phải chỉ là một đêm, hai đêm mà có lẽ có rất nhiều đêm Bác không ngủ như vậy. Ở hai câu thơ cuối chúng ta thấy được một tình yêu nước thầm kín nhưng mãnh liệt luôn dâng trào trong lòng Bác từ đây mỗi người dân Việt Nam chúng ta khi đọc đều không khỏi thấy cay mắt, thầm biết ơn Bác và tất cả thế hệ đàn anh đã đi trước để để lại cho chúng ta thế hệ sau này một cuộc sống thanh bình như bây giờ.

Xem thêm:  Em hãy kể lại một chuyến đi chơi hay du lịch cùng các bạn trong lớp

Thi phẩm "Cảnh khuya" với bốn câu thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt một cách vô cùng nhuần nhuyễn Bác đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên về khuya tuyệt đẹp qua đó thể hiện được phong thái ung dung của một nhà lãnh đạo và tình yêu thiên nhiên tha thiết hòa mình với thiên nhiên của bác. Nhưng bài thơ không chỉ đơn thuần thể hiện tình yêu với thiên nhiên mà trên hết cả đó là tình yêu nước thầm kín, mãnh liệt.

Đỗ Dũng

Check Also

7232 1494911290060 1017 310x165 - Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Vốn sống của nhân dân ta một phần dựa vào kinh nghiệm được đúc kết …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *