Lập dàn ý cho đề bài sau: Phân tích đọan thơ sau đây trong đọan trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm:
“ Trong anh và em hôm nay, Con sẽ mang đất nước đi xa
Đều có một phần Đất Nước Đến những tháng ngày thơ mộng
Khi hai đứa cầm tay Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Phải biết gắn bó và san sẻ
Khi chúng ta cầm tay mọi người Phải biết gắn bó và san sẻ
Đất nước vẹn trọn to lớn Phải biêt hóa thân cho dáng hình xứ sở
Mai này con ta lớn khôn Làm nên đất nước muôn đời”
(Đất Nước trích Mặt đường khát vọng)
Hướng dẫn lập dàn ý
I/ MỞ BÀI
- – Đất Nước là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca và nghệ thuật. Mỗi nhà thơ đều có những cảm nhận và cách thể hiện riêng
- – Nếu như các nhà thơ cùng thời thường cảm nhận về Đất Nước bằng những hình ảnh kỳ vĩ, mỹ lệ hay qua các triều đại phong kiến thì Nguyễn Khoa Điềm lại chọn điểm nhìn gần gũi, bình dị: Đất nước của nhân dân, của ca dao thần thoại.
- – Với tư tưởng ấy nhà thơ gửi lời nhắn nhủ tâm tình về sự gắn bó và tráchnhiệm của mỗi người với đất nước:
Trong anh và em hôm nay ……
Làm nên đất nước muôn đời
(Đất Nước trích Mặt đường khát vọng)
- THÂN BÀI
1/ Xuất xứ /chủ đề
- – Mặt đường khát vọng được Nguyễn khoa Điềm hình thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974.
- – Thời điểm này miền Nam bị tạm chiến, đế quốc Mĩ và bọn tay sai ra sức chống phá cách mạng, lôi kéo mua chuộc thanh niên vào chốn ăn chơi mà quên đi trách nhiệm với đất nước.
- – Đoạn trích Đất Nước (trích chương V của trường ca Mặt đường khát vọng) ra đời đã đánh thức tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước.
2/ Khái quát ý đoạn thơ trước
Để làm được điều đó, Nguyễn Khoa Điềm không chỉ giúp thế hệ trẻ cảm nhận đất nước từ các phương diện lịch sử, địa lý và cả bề dày văn hoá dân tộc, mà nhà thơ còn giúp họ suy nghĩ về đất nước từ cuộc sống hiện tại trong các mối quan hệ riêng – chung, cá nhân – cộng đồng, sự tiếp nối giữa các thế hệ
3/ Phân tích chi tiết
a/ Khổ thơ mở đầu bằng một lời khẳng định:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
_ Lâu nay, trong suy nghĩ của nhiều người, đất nước, quê hương, tổ quốc, dân tộc… luôn là những khái niệm trừu tượng.
_ Nhưng với nhà thơ trẻ đang đôi mặt với cuộc chiến tranh khốc liệt một mất một còn, đất nước gần gũi, thân thiết.
Điều này không mới,bởi trong ca dao, dân ca có không ít những câu hát như thế:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
Quê hương là tất cả những gì gắn bó ruột rà với con người. Đó là nơi ta yêu tha thiết. Đó là buổi sáng làm đồng. Đó là từng miếng ăn quê kiểng mỗi ngày…
_ Song, cái mới của khổ thơ là Nguyễn Khoa Điềm đã phát hiện ra Đất Nước có trong mỗi một con người, ngay ở trong ta: Trong anh và em … Đất Nước
Mỗi công dân là một phần tử của cộng đồng, của đất nước. Nên dù anh và em chỉ là một phần nhỏ của đất nước nhưng xiết bao gần gũi, gắn bó yêu thương và tự hào
– Từ việc khẳng định: đất nước hóa thân và kết tinh trong cuộc sống của mỗi người,nhà thơ tiếp tục suy nghi về
b/ mối quan hệ gắn bó sâu sắc của mỗi người với đất nước bằng những dòng thơ giàu chất chính luận:
“Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn”.
Khi hai đứa cầm tay mọi người có nghĩa là ta biết yêu thương nhau, biết sống đoàn kết với nhau thì đất nước ấy là đất nước nghĩa tình chung thủy. Đất nước ấy sẽ trưởng thành lớn mạnh không ngừng
_ Bốn dòng thơ được kết cấu thành 2 câu điều kiện kết quả, kết hợp với các tính từ “hài hòa, nồng thắm”; “vẹn tròn, to lớn”, nhà thơ muốn gửi đến cho người đọc bức thông điệp: đất nước là sự gắn bó máu thịt giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc, giữa cá nhân với cộng đồng.
Trên cơ sở mối quan hệ gắn bó giữa Đất nước và nhân dân, giữa tình yêu cá nhân với tình yêu lớn của đất nước,
c/ Nhà thơ tiếp tục suy nghĩ về đất nước ở tương lai:
“Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng”
_ Ba dòng thơ đã mở ra một tầng ý nghĩa mới, đó là niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước.Thế hệ sau “con ta lớn lên sẽ mang Đất Nước đi xa- Đến những tháng ngày mơ mộng”.Đất nước sẽ đẹp hơn, những tháng ngày mơ mộng ở hiện tại sẽ trở thành hiện thực ở ngày mai.
d/ Những câu thơ cuối, nhà thơ nêu lên trách nhiệm của cá nhân đối với đất nước
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở,
Làm nên Đất Nước muôn đời…
_ Đất nước là máu xương của mình à với sự so sánh sinh động này, nhà thơ đã làm nổi bật đất nước tồn tại như một sự sống. Và để có sự sống ấy biết bao con người, bao thế hệ đã ngã xuống. Vì thế, mỗi một con người phải biết gắn bó, san sẻ và cao hơn nữa là hoá thân dâng hiến để làm sao có được đất nước muôn đời!
_ Cấu trúc của câu thơ theo kiểu suy luận, ( Đất nước là … nêu lên một tiền đề. Từ tiền đề ấy, phải biết…/ phải biết… để làm nên … ),kết hợp với các điệp ngữ (“phải biết – phải biết”), cùng các động từ mạnh (“gắn bó, san sẻ, hóa thân”) …nhà thơ như nhắn nhủ mình, nhưng cũng lànhắn nhủ với mọi người ( nhất là thế hệ trẻ) về trách nhiệm thiêng liêng của mình với đất nước. Cái hay là lời nhắn nhủ mang tính chính luận nhưng lại không giáo huấn mà vẫn rất trữ tình, tha thiết như lời tự dặn mình – dặn người của nhà thơ.
III. KẾT LUẬN
- – Đoạn thơ trên là một đoạn thơ hay trong bài Đất Nước. Nhà thơ đã thể hiện những suy nghĩ mới mẻ của mình về đất nước bằng một giọng trữ tình, ngọt ngào. Câu chuyện về đất nước đối với mỗi người luôn là câu chuyện của trái tim, vừa thiêng liêng, cao cả, cũng vừa gắn bó, thân thiết. Từ suy nghĩ và tình cảm ấy, khi đối diện với kẻ thù của dân tộc, hẳn người ta phải biết làm gì cho Tổ quốc, giang sơn.
- – Ngày nay, đất nước đã sạch bóng quân thù. Nhưng trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước vẫn rất cần đặt ra thường xuyên, bởi đó là câu chuyện không bao giờ cũ.
Hi vọng bài lập dàn ý trên sẽ mang lại cho các bạn những kiến thức bổ ích, chúc các bạn và các em ôn tập tốt!