Đề bài: Em hãy lập dàn ý phân tích bài ca dao sau “Cưới nàng anh toan dẫn voi..”.
Bài làm
A, Mở bài:
-Nói đôi nét về ca dao, dân ca Việt Nam có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân ta từ xưa cho đến nay. Đặc biệt là những người bình dân lao động, họ như hát lên các lời ca dao và gửi gắm tâm tình mình vào trong đó.
-Nói, giới thiệu về câu ca dao được phân tích
B, Thân bài:
Nói khái quát về ca dao mang tính hài hước
Đặc điểm về nội dung của bài ca dao “Cưới nàng anh xin dẫn voi…”
Đây là tiếng cười tự trào (tự cười mình) mang ý vị hài hước, vui vẻ của người lao động trong cảnh nghèo.
Bài ca dao có những lời đối đáp giữa chàng trai- cô gái về việc dẫn cưới và thách cưới có những điều lạ lung gây đến sự bật cười cho ai từng đọc từng nghe câu nói này. Cưới xin được xem là những công việc quan trọng của một đời người nhưng ta hãy nghe họ nói với nhau những gì. Bài ca đã có kết cấu rất linh hoạt là hai vế đối đáp quen thuộc, vế đầu là lời chàng trai. Bằng lối nói khoa trưong, phóng đại, anh nói với nàng về lễ vật dẫn cưới mà mình lựa chọn để hỏi cưới nàng.
>>>Hàng loạt các biện pháp đối lập: tự nêu ra, nâng lên rồi lại tự phủ định:
Cưới nàng, anh toan dẫn voi,
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân. Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.
>>> Chàng trai đã rất khéo chọn và tinh tế lí do rất họp lí để phủ định những đồ dẫn cưới cao sang, để tạo nên sự giảm dần: voi -> trâu -> bò -> chuột.
Ở trong thực tế chẳng ai đi dẫn cưới bằng chuột. Nếu như bình thường, người nghe có thể cho đây là lối nói mĩ tự, ba hoa hoặc coi thường bạn gái, nhưng nghe lời đối đáp của cô gái thì chúng ta hiểu rằng họ đã rất hiểu nhau.
Cô gái đáp lại cũng bằng lối đùa vui như thế, không mĩ tự, không tự đề cao mà cũng theo lối nói giảm dần: củ to -> củ nhỏ -> củ mẻ -> củ rím, củ hà.
Cách nói vui đùa thể hiện ngay ở câu đầu: Chàng dẫn thế, em lấy làm sang, Nỡ nào em lại phá ngang như là… Người ta thách lợn thách gà, Nhà em thách cưới một nhà khoai lang. Chàng trai dẫn cưới bằng thú bốn chân (chuột) đã lạ đời. Ở đây cô gái lại thách cưới bằng một nhà khoai lang thì có lẽ trên đời chưa từng có. Cô lại phân loại cả “nhà khoai” ấy thành các loại trong sự tính toán tỉ mỉ, kĩ càng. Củ to mời làng ; củ nhỏ mời họ hàng ; củ mẻ cho trẻ ăn ; củ rím, củ hà thì cho gà, lợn ăn. -Đây là một chàng trai biết lo xa, biết tính toán và có trách nhiệm với nhà gái ; còn cô gái thì tỏ ra là một cô gái thật biết quán xuyến việc nhà, tằn tiện lo toan.
Bài ca dao trên đã tạo ra là tiếng cười vui, sảng khoái, cười cợt với cái nghèo của mình và của bạn. Họ không mặc cảm, tự ti khi nói ra cái nghèo của mình, và họ cũng tỏ ra bình thản, thông cảm với cái nghèo của bạn biết bao. Phải chăng khi hai người đối đáp xong bài ca, cả hai cùng cười vui giòn giã.
Quả đúng như là người Việt Nam có tâm hồn thật khoẻ khoắn, lạc quan, dẫu trong cảnh ngộ nào cũng có thể tìm thấy cái lẽ vui sống một cách lành mạnh, khiến cho họ dường như không bao giờ bị đè bẹp bởi hoàn cảnh mà luôn đứng cao hơn hoàn cảnh.
-Nghệ thuật gây cười của bài ca có thể coi là nghệ thuật nâng cao – hạ thấp, lựa chọn sự vật phù hợp với lập luận của mình để đưa ra các chi tiết hài hước nhất, làm điểm nhấn tạo nên cao trào bật ra tiếng cười:
– Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.
– Bao nhiêu củ rím, củ hà,
Để cho con lợn, con gà nó ăn…
>>> Thách cưới bằng khoai lang và còn phải lo cả củ rím, củ hà nửa thì thật nực cười. Thủ pháp gây cười là tạo nên chi tiết sinh động làm bật ra tiếng cười với chi tiết hài hước sinh động nhất.
C, Kết luận:
-Khẳng định lại giá trị của câu ca dao