Phân tích bài ca dao Cưới nàng anh toan dẫn voi để thấy được tiếng cười hài hước trong bài ca dao
Hướng dẫn
Để giảm áp lực, mệt nhọc của cuộc sống, ông cha ta đã sáng tạo nên những bài ca dao hài hước đầy thú vị. Bên cạnh tiếng cười hóm hỉnh, mỗi bài ca dao còn thể hiện được quan niệm, đánh giá của tác giả dân gian với mỗi hiện tượng, sự việc. Anh chị hãy phân tích bài ca dao Cưới nàng anh toan dẫn voi...để thấy đượ tiếng cười hài hước được thể hiện trong bài ca dao này.
I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích bài ca dao Cưới nàng anh toan dẫn voi
1. Mở bài
Giới thiệu về những bài ca dao “Cưới nàng anh toan dẫn voi…”: Ca dao dân ca Việt Nam chính là những sản phẩm tinh thần vô cùng gần gũi phong phú trong đời sống tinh thần của nhân dân ta, với lời lẽ, gần gũi, trào phúng dễ học dễ thuộc, tạo tiếng cười vui vẻ cho những người lao động nghèo. Nhưng hơn cả những bài ca dao còn mang ý nghĩa giáo dục, nhân văn cao cả.
2.Thân bài
-Phân tích 6 câu ca dao đầu (lời dẫn cưới):
+ Việc cưới hỏi là việc vô cùng hệ trọng trong đời sống của người Việt ta, bài ca dao là tiếng đối đáp vui đùa của đôi trai gái xung quanh việc dẫn cưới và thách cưới.
+Bài ca dao chính là niềm hi vọng của đôi trai gái yêu nhau nhưng vì không muốn những luật lệ thủ tục cố hữu từ muôn đời mà phải xa nhau, chính xác hơn họ vẫn muốn giữ những phong tục đẹp của dân tộc mà vẫn được bên nhau dưới sự chúc phúc của mọi người.
+Tục lệ dẫn cưới và thách cưới đã có từ bao đời nay, lễ vật mà hai bên thường mang đến nhà nhau thường là những thứ quý, thể hiện sự coi trọng và tôn trọng nhau như trâu, gà, lợn,…nhưng hoàn cảnh khó khăn không phải ai cũng có những lễ vật đó. =>Chính vì vậy mà không biết bao đôi trai gái yêu nhau mà không đến được với nhau.
+Lời dẫn cưới của chàng trai nghe rất hoàng tráng từ “dẫn voi” đến “dẫn trâu” nhưng vì những lí do khách quan nhưng vô cùng có lí mà chàng không thể thực hiện điều đó, để đáp ứng được tục lệ “miễn là” chàng trai xin ngỏ ý dẫn cưới bằng “con chuột béo”.
=> Sáu câu ca dao nghe rất hài hước, buồn cười nhưng lại hòan toàn hợp lí đối với một chàng trai nghèo. Đây chính là lời tâm sự của chàng trai với người mình thương.
=> Bài ca dao đã phê phán những hủ tục thách cưới quas cao khiến cho bao chàng trai phải bỏ cuộc không lấy được người mình yêu, câu ca dao với ngehej thuật trào phúng độc đáo, đã lột tả được hết những hủ tục phong kiến của xã hội đương thời
-Phân tích các câu ca dao còn lại (lời thách cưới):
+ Nhưng chính vì hiểu hoàn cảnh của chàng trai, mà cô gái đã có một màn thách cưới độc đáo không kém với, điều thách cưới không thể nhẹ nhàng hơn:
+Cô gái không muốn xa người mình yêu nên điều kiện thách cưới lại một loại lương thực không thể gần gũi hơn đó chính là “khoai lang” nhưng không muốn mất đi giá trị của bản thân cô gái đành thách “một nhà khoai” đây có thể là bài toán không dễ mà cũng chẳng khó cho chàng trai.
=> Món lễ vật thách cưới quả là vô cùng có ý nghĩa, thân quen mà ai cũng có thể dùng được, không phải bỏ đi bất cứ bộ phận nào
+Thông qua những câu ca dao thách cưới ta mới thấy được cô gái này quả là một người vô cùng thông minh, có tầm nhìn rộng, đây đúng là một người vợ hiền.
=>Tình yêu và tấm lòng của cô gái cho chàng trai là thật, đáng trân trọng cô không vì hư vinh, giàu sang bỏ đi người mình yêu thương, cùng người mình thương đồng cam cộng khổ, một tình yêu thật lòng sẽ vượt qua mọi thử thách.
=>Cô gái đã có một hành động vừa chứng minh được giá trị của đời con gái mà cũng không phải làm người mình yêu thêm phần khó xử.
3. Kết bài
Ý nghĩa của những bài ca dao:
Bài ca dao mang một ý nghĩ nhân văn cao cả, đã phê phán những hủ tục xã hội đây chính là rào cản đã khiến cho bao con người yêu thương nhau không đến được với nhau. Bài ca dao cũng chứng minh một điều rằng một tình yêu chân thật thì dù có khó khăn cách mấy cũng có thể tìm được hướng giải quyết nếu như cả hai yêu thương nhau thật lòng, muốn gắn bó bên nhau.
II. Bài tham khảo cho đề phân tích bài Cưới nàng anh toan dẫn voi
Ca dao dân ca Việt Nam chính là những sản phẩm tinh thần vô cùng gần gũi phong phú trong đời sống tinh thần của nhân dân ta, với lời lẽ, gần gũi, trào phúng dễ học dễ thuộc, tạo tiếng cười vui vẻ cho những người lao động nghèo. Nhưng hơn cả những bài ca dao còn mang ý nghĩa giáo dục, nhân văn cao cả.
“Cưới nàng, anh toan dẫn voi,
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.
Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.
Chàng dẫn thế em lấy làm sang,
Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Người ta thách lợn thách gà,
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:
Củ to thì để mời làng,
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;
Bao nhiêu củ rim, củ hà,
Để cho con lợn, con gà nó ăn…”
Việc cưới hỏi là việc vô cùng hệ trọng trong đời sống của người Việt ta, bài ca dao là tiếng đối đáp vui đùa của đôi trai gái xung quanh việc dẫn cưới và thách cưới. Nhưng khác với việc dẫn cưới và thách cưới bình thường, lời dẫn cưới và thách cưới này có rất nhiều điểm khác lạ, mang lại tiếng cười sảng khoải cho người đọc, người nghe.
Bài ca dao chính là niềm hi vọng của đôi trai gái yêu nhau nhưng vì không muốn những luật lệ thủ tục cố hữu từ muôn đời mà phải xa nhau, chính xác hơn họ vẫn muốn giữ những phong tục đẹp của dân tộc mà vẫn được bên nhau dưới sự chúc phúc của mọi người.
Tục lệ dẫn cưới và thách cưới đã có từ bao đời nay, lễ vật mà hai bên thường mang đến nhà nhau thường là những thứ quý, thể hiện sự coi trọng và tôn trọng nhau như trâu, gà, lợn,…nhưng hoàn cảnh khó khăn không phải ai cũng có những lễ vật đó. Chính vì vậy mà không biết bao đôi trai gái yêu nhau mà không đến được với nhau.
“Cưới nàng, anh toan dẫn voi,
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.
Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.”
Lời dẫn cưới của chàng trai nghe rất hoàng tráng từ “dẫn voi” đến “dẫn trâu” nhưng vì những lí do khách quan nhưng vô cùng có lí mà chàng không thể thực hiện điều đó, để đáp ứng được tục lệ “miễn là” chàng trai xin ngỏ ý dẫn cưới bằng “con chuột béo”. Sáu câu ca dao nghe rất hài hước, buồn cười nhưng lại hòan toàn hợp lí đối với một chàng trai nghèo. Đây chính là lời tâm sự của chàng trai với người mình thương.
Bài ca dao đã phê phán những hủ tục thách cưới quas cao khiến cho bao chàng trai phải bỏ cuộc không lấy được người mình yêu, câu ca dao với ngehej thuật trào phúng độc đáo, đã lột tả được hết những hủ tục phong kiến của xã hội đương thời
Nhưng chính vì hiểu hoàn cảnh của chàng trai, mà cô gái đã có một màn thách cưới độc đáo không kém với, điều thách cưới không thể nhẹ nhàng hơn:
“Người ta thách lợn thách gà,
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:
Củ to thì để mời làng,
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;
Bao nhiêu củ rim, củ hà,
Để cho con lợn, con gà nó ăn…”
Cô gái không muốn xa người mình yêu nên điều kiện thách cưới lại một loại lương thực không thể gần gũi hơn đó chính là “khoai lang” nhưng không muốn mất đi giá trị của bản thân cô gái đành thách “một nhà khoai” đây có thể là bài toán không dễ mà cũng chẳng khó cho chàng trai. Món lễ vật thách cưới quả là vô cùng có ý nghĩa, thân quen mà ai cũng có thể dùng được, không phải bỏ đi bất cứ bộ phận nào
Thông qua những câu ca dao thách cưới ta mới thấy được cô gái này quả là một người vô cùng thông minh, có tầm nhìn rộng, đây đúng là một người vợ hiền. Tình yêu và tấm lòng của cô gái cho chàng trai là thật, đáng trân trọng cô không vì hư vinh, giàu sang bỏ đi người mình yêu thương, cùng người mình thương đồng cam cộng khổ, một tình yêu thật lòng sẽ vượt qua mọi thử thách. Cô gái đã có một hành động vừa chứng minh được giá trị của đời con gái mà cũng không phải làm người mình yêu thêm phần khó xử.
Bài ca dao mang một ý nghĩ nhân văn cao cả, đã phê phán những hủ tục xã hội đây chính là rào cản đã khiến cho bao con người yêu thương nhau không đến được với nhau. Bài ca dao cũng chứng minh một điều rằng một tình yêu chân thật thì dù có khó khăn cách mấy cũng có thể tìm được hướng giải quyết nếu như cả hai yêu thương nhau thật lòng, muốn gắn bó bên nhau.
Theo Tapchivanhoc.com