Bàn về truyện ngắn, có người cho rằng: “Yếu tố (…) chưa nói hết”. (Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 1992, tr.253). Anh chị hiểu thế nào về ý kiến trên đây và hãy chứng minh ý kiến ấy qua sự phân tích một số truyện ngắn tiêu biểu
Gợi ý
Đề bài: Bàn về truyện ngắn, có người cho rằng:
"Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết".
(Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 1992, tr.253).
Anh chị hiểu thế nào về ý kiến trên đây và hãy chứng minh ý kiến ấy qua sự phân tích một số truyện ngắn tiêu biểu.
Bài làm:
"Nếu tiểu thuyết là một đoạn của dòng đời thì truyện ngắn là cái một cắt của dòng đời – cái mặt cắt giữa của thân cây vũ trụ: chi lướt qua một đường vân trên cái khoảng gỗ tròn tròn kia, dù sau trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời của thảo mộc" (Nguyễn Minh Châu). Truyện ngắn không giống với các thể loại tự sự khác ở chỗ là tuy hạn chế về chiều dài tác phẩm nhưng độ sâu của nó là thăm thẳm không cùng. Bời thế, có ý kiến cho rằng: "Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết có dung lượng lớn và hành văn mang ẩn ý tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết".
Pautôpxki có lần đã nói đại ý: Tôi nghĩ rằng truyện ngắn là một truyện ngắn gọn trong đó cái không bình thường hiện ra như một cái gì bình thường và một cái gì bình thường hiện ra như cái không bình thường". Viết truyện ngắn, nhà văn phải có khả năng quan sát tinh tế, năng lực khái quát cao độ và một cách diễn đạt phù hợp. Ý kiến trên đây đã chỉ ra chính xác yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết nghệ thuật và cách hành văn của tác giả.
Nói về dung lượng cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm thì tất nhiên truyện ngắn không thể so sánh được với các thể loại khác như truyện vừa, truyện dài, tiểu thuvết. Truyện ngắn không thể chứa đựng trong mình nó một dung lượng cuộc sống lớn. Với số lượng ít ởi của câu chữ, truyện ngắn ngắn gọn, súc tích "dồn nén như bàn tay siết lại thành nấm đấm" (Hemingway). Truyện ngắn nắm bắt dược hiện thực cuộc sống qua một hiện tượng, biểu hiện một lát cắt, nói lên bản chất, số phận con người. Rất đúng khi nói rằng "yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là các chi tiết có dung lượng lớn". Do cách miêu tả cô đúc nên các chi tiết nghệ thuật của truyện ngắn thường chứa đựng một dung lượng lớn về ý nghĩa, đặc biệt là giàu ý nghĩa biểu trưng Dung lượng ấy là dung lượng ý nghĩa chứ không phải là dung lượng phản ánh, đó là những "phần chìm" có ý nghĩa nhất của tác phẩm. Bởi thế, người viết truyện ngắn phải có kỹ thuật, tinh xảo, biết dồn nén tư tưởng vào trong một cái cốt truyện thật ngắn gọn và tự nhiên. Hemingway với khát vọng "viết những áng văn trung thực, giản dị về con người" thực sự là một nhà văn bậc thầy về truyện ngắn. Ông được nhận giải thưởng văn học Nobel năm 1954. Truyện của Hemingway đầy ý tưởng, những chi tiết nghệ thuật "đắt", chứa đựng nhiều tầng nghĩa cùng với cách hành văn giản dị, trong sáng mà rất uyên thâm, sâu sắc…, nhà văn đã thực sự tạo được những truyện ngắn như những "tảng băng trôi" Ba phần nổi dành cho câu chữ và bảy phần chìm của ý tưởng người sáng tạo. Nói yếu tố quan trọng nhất của truyện ngắn là cách tạo dựng chi tiết nghệ thuật và cánh hành văn của người viết cũng có nghĩa là đề cập đến một cách trực tiếp kỹ thuật dựng truyện và sự tinh xảo trong ngôn từ Nguyễn Minh Chàu cho rằng đó là yêu cầu cùa những truyện ngắn xuất sắc, và chi những nhà văn bậc thầy, những cây bút cao tay mới có thể làm nổi. Để tạo được "chiều sâu chưa nói hết" của truyện ngắn, tức là cái phần chìm, cái ý nghĩa biểu trưng, người viết không chỉ biết tạo ra những chi tiết có dung lượng lớn và hành văn mang ẩn ý" mà còn phải có biệt tài trong việc lựa chọn giữa dòng đời xuôi ngược một khoảnh khác thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa và nhiều áp lực bắt buộc con người phải bộc lộ những phần sâu kín nhất. Tức là nhà văn phải biết quan sát, lựa chọn, phân tích để tìm ra những thời điểm nhất định cho sự xuất hiện của nhân vật, "những khoảnh khắc có khi chứa cà một đời người".
Nói đến những nhà văn xuất sắc của Việt Nam trong thể loại truyện ngắn thì có lẽ không thể bỏ qua Nguyễn Tuân và Nam Cao. Đấy là hai phong cách truyện ngắn khác nhau, độc đáo riêng biệt với những tác phẩm chứa đựng nhiều chi tiết có dung lượng lớn và cách hành văn đầy ẩn ý. Cô đúc ngắn gọn nhưng lại chứa đựng một cái gì đó không cùng, dường như khơi mãi cũng không đến đầy. Đúng như một ai đó đã nói: "Chi tiết nghệ thuật như một giọt nước mà qua đó ta thấy cả đại dương". Câu đó thật đắc địa với truyện ngắn. Nam Cao là người có biệt tài tạo dựng chi tiết cho truyện của mình Chí Phèo là một thiên truyện tuyệt vời, nhắc đến nó không thể không nghĩ đến chi tiết bát cháo hành của Thị Nở. Đó là một chi tiết đầy sức nặng. Đó là khoảnh khắc lột xác của một con quỷ để thành con người. Đó là giây phút hạnh phúc duy nhất cùa một kẻ suốt đời bất hạnh. Và cao hơn nữa, từ bát cháo ấy, tả nụ cười trên đôi mối nứt nẻ nhưng rất có "duyên" của Thị Nở, nhà văn hé mở cho chúng ta nhìn thấy ánh sáng lương tri, nhân phẩm của Chí. Nam Cao đã dụng công, dụng tâm rất nhiều vào chi tiết này bên cạnh rất nhiều chi tiết, mang dung lượng lớn. Húp bát cháo hành, Chỉ cảm thấy mát mình ươn ướt, hắn cảm động, hắn sống lại cái thời xa xưa, đầy mơ ước, hắn xót xa khi nhận ra thân phận của mình. Thị Nở như một vì sao đột ngột hiện lên trong bầu trời tối đen thăm thẳm của cuộc đời Chí, xua đi cái bộ mặt ác dữ của một kẻ điên khùng để thay vào đó là vẻ mặt hiền như đất, của một con người cũng biết thốn thức trong lòng
Chỉ một chi tiết nhỏ nhưng nhà văn đã dồn vào đây cả triết ly sâu sắc của mình. Cái phân người trong mỗi con người lao động đều phải có thể tước đi một cách dễ dàng. Với những kẻ đã trượt dài trên con đường tha hoá như Chí Phèo, hay đụng vào trái tim hắn bằng tình yêu thương. Hãy xem hắn là một con người. Bởi hắn thực sự là một con người. Sau đêm ái ân cùng Thị Nở, lần đầu tiên được người ta cho mà không cần phải rạch mặt ăn vạ hay rút dao ra hăm dọa, Chí Phèo cảm nhận được dư vị ngọt ngào của cuộc sống. Nam Cao đã dồn rất nhiêu bút lực vào đoạn này để cho câu chuyện ấy, chi tiết ấy có thể sống tới muôn đời. Văn Nam Cao thường sắc lạnh, tỉnh táo. Đó là cái tạng riêng của ông – một nét riêng của phong cách ông. Có thể liên tưởng đến ý kiến của một nhà nghiên cứu khi ví văn Lỗ Tấn như cái phích nước, trong thì sôi sục nhưng ngoài vẫn lạnh băng. Nam Cao viết lạnh lùng, nhiều lúc có vẻ như hơi tàn nhẫn nữa, nhưng cái "chiều sâu chưa nói hết" đằng sau mỗi câu chữ, mỗi giọng điệu ấy là một sự khám phá rất sâu về con người, là một đôi mắt tình thương nhìn thấu những thân phận đau khổ, lạc loài. "Hành văn, mang nhiều ẩn ý" chính là như thế. Chi Phèo thức dậy sau một đêm hạnh phúc trong đời Trong căn lều bên bờ sông một buổi sớm mai, hắn nằm nghe những âm thanh lao xao của sự sống… Sao mà thân thương đến thế? Cuộc đời vẫn đẹp trong cái giản đơn bình dị của nó, nhưng Chí đã không thể trở lại làm một kẻ bình thường… Dường như Nam Cao đã không kìm giữ lòng mình được mãi, khi ông tái hiện lại sự thức tỉnh đớn đau của nhản vật. "Hắn thấy hắn già mà vẫn cô độc. Buồn thay cho đời". Dường như nhà văn đang đối diện với người đọc bằng một khuôn mặt "nát nhàu vì đau khổ”, cất lên giọng nói của "những kiếp lầm than". Đoạn văn dịu dàng, giọng buông chùng, rõ rệt thấm thía dư vị man mác buồn của một thân phận trần trụi giữa cuộc đời hỗn độn. Buồn, chao ôi là buồn… Nhà văn chỉ nói thế mà như mở ra cánh cửa cho người đọc nhìn sâu vào và cảm nhận được cái hú lạnh bên trong của một kiếp Chí Phèo… Truyện ngắn cô đúc chính ở chỗ đó. Nhà văn chỉ gợi chứ không bao giờ nói hết, gợi bằng hình ảnh, chi tiết, không khí truyện, gợi bằng giọng điệu đầy dụng ý nghệ thuật của mình
Nguyễn Tuân cũng là một nhà văn có biệt tài trong việc tạo dựng không khí truyện và trong cách hành văn độc đáo. Dẫu tên tuổi của ông gắn liền với tuỳ bút, bút kí – một thể loại phóng túng như chính con người ông, nhưng Nguyễn cũng đã để lai cho đời những truyện ngắn xuất sắc. Khác với Nam Cao luôn cố tình lạnh lùng, tỉnh táo để nắm bắt cho dươc bản chất đích thực của sự vật… Nguyễn Tuân luôn tìm mọi cách để thể hiện mình trên trang giấy, bộc lộ và khẳng định "cái tôi" ngông nghênh, ngang ngạnh nhưng rất đỗi tài hoa của mình Chữ ngươi từ tù là một truvên ngắn xuất sắc của Nguyễn Truyện hay và đặc sắc ở chỗ chỉ với một số lượng của chữ và dung lượng phản ánh hạn chế song nhà văn đã đặc tả dược cốt cách của một con người hiên ngang bất khuất Đồng thời cũng vẽ nên một bức chân dung tinh thần của mình. Truyện kể về một người tử tù – một nghệ sĩ sáng tạo và một viên quản ngục – một nghệ sĩ "thưởng thức”. Các mối quan hệ khúc mắc đã được nhà văn chuẩn bị, sắp đặt trước để cho nhân vật chính hiện lên một cách rõ nét. Sự thay đổi trong suy nghĩ của Huấn Cao từ chỗ thờ ơ, ngạo nghễ, khinh thường viên quàn ngục đến chỗ nhận ra "thiếu chút nữa thì ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ” được nhà văn khác hoạ thật tài tình. Nhưng nhắc đến sự thành công của truyện ngắn này thì phải kể đến "cảnh tượng" mà tác giả gọi là "xưa nay chưa từng có” trong nhà tù Nhà văn đã chuẩn bị kỹ lưỡng cành tượng Huấn Cao cho chữ này bằng cách tạo không khí truyện. Tiếng chó sủa xa xa của một đêm tĩnh… Một ngôi sao chính vị đang từ biệt vũ trụ… Có cái gì đó thật linh thiêng và trang trọng. Nhà văn có lẽ rất tâm đắc với chi tiết này. Nó bộc lộ những khát vọng cao cả của một đời nghệ sĩ, muốn kí thác cái thân phận hữu hạn của mình trong cái vô hạn của cái đẹp. Nó thể hiện khoái cảm và sự rung động mãnh liệt của nghệ sĩ khi được sáng tạo – Nó là niềm vui của sự gặp gờ giữa những tấm lòng tri âm tri kỷ. Nguyễn đã dồn hết tâm sức vào chi tiết cuối cùng và cững là chi tiết "chốt" của thiên truyện. Và người đọc cảm nhận được từ đó ước vọng, hoài băo lớn lao đến mức đau đớn của Nguyễn. Là con người hãy biết sống và thưởng thức cái đẹp, là nghệ sĩ được phóng bút tung hoành trong nguồn cảm hứng dạt dào, Huấn Cao cho chữ quản ngục… "Phần chìm" mà Nguyễn Tuân muốn nói đến nữa là sự đồng cảm, là sự cộng hưởng của những tâm hồn nghệ sĩ ngưỡng vọng cái đẹp. Và chính trong những khoảnh khác như thế, đã diễn ra sự sáng tạo đích thực…
Nếu Nguyễn Tuân suốt đời xê dịch để săn tìm cái đẹp, suốt đời kỳ vọng con người sống trong một môi trường văn hoá thì Nam Cao lo âu với những tân bi kịch tình thần của con người Tất nhiên ở đây chúng ta chỉ xét các truyện ngắn của hai nhà văn trên phương (liện đặc điểm thể loại, nhưng nói như thế để thấy được sự khác biệt trong sảng tạo truyện ngắn cùa hai nhà văn.
Nguyễn Tuân viết như để thoả mãn cơn khát ngôn từ, Nam Cao viết như một sự bức bách về những vấn đế xã hội. nhân loại Đời thừa là một truyện ngắn hay của Nam Cao viết về đời sống của người trí thức tiểu tư sản. Truyện trôi theo dòng miên man độc thoại của nhân vật nhưng ngắn gọn, súc tích, vẽ lên một đô thị quanh co phức tạp về thân phận và những suy tư của nhân vật. Nhà văn gọi nhân vật của mình là "hắn" là "thị" như những sinh vật vô danh, đớn đau lấm nhưng cũng yêu thương lắm. Hộ nhân vật chính của truyện này suốt đời bị giày vò vì bi kịch của chính mình – bi kịch của một người chồng, người cha, bi kịch của một nghệ sĩ
Truyện ngắn Nam Cao sống trong lòng người đọc có phần là do cách viết lạ của ông, những chi tiết đầy ý nghĩa, những câu văn không hề dễ dãi với một giọng điệu riêng… tất cả dường như chỉ đi đến một nửa con đường, còn đoạn đường xa thẳm kia là dành cho sự khám phá của người đọc. Lão Hạc chết nhưng không phải là cái chết bình thường. Lão nằm xuống cho chân lý mọc lên. Đó là sự bất tử của nhân cách con người. Sống không phải là chuyện dễ dàng nhưng tàn phá nhân phẩm con người cũng không đơn giản. Truyện này ngắn gọn, với lối hành văn độc đáo… lối hành văn theo dòng tâm tư tình càm của nhân vật. Tác giả đã thực sự thành công trong việc khám phá sự bí ẩn của tâm tình con người để gửi gắm những ý tưởng mới lạ. Trong truyện của Nam Cao nhân vật bao giờ cũng chứa đựng trong mình nó một "năng lượng sự thật" các chi tiết bao giờ cũng mang một dung lượng ý nghĩa rất sâu sắc về nhân sinh.
Nguyễn Tuân là một đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa lãng mạn. Bởi vậy cùng viết theo một thể loai truyện ngắn, nhưng Nguyễn Tuân viết theo lối tuỳ hứng nhiều hơn, ông không tuân thủ một cách triệt để các quy phạm của sáng tác truyện ngắn Tập Vang bóng một thời với những tác phẩm rất khó định danh đã từng làm xôn xao dư luận. Chém treo ngành là một truyện ngắn trích trong tập này, biểu hiện rất rõ phong cách văn xuôi của Nguyễn Tuân. Nguyễn rất chú trọng đến những nhân vật, hành động, sự kiện cũng như ngôn ngử diễn đạt của mình. Ngôn từ trong những trang văn của Nguyễn lưc thì trang nghiêm, trang trọng, lúc thi xô bồ bừa bãi. lúc thi ỗn ào rộn rã, có khi lại thâm trầm lặng lẽ, tất cả như được vốc ném ra trong một cơn say chếnh choáng. Kiêu bạc đấy nhưng cũng vô cùng tài hoa. Đâu thế nhưng "Chém treo ngành" với những chi tiết độc đáo và lối văn mới lạ đã để lại trong lòng người những ấn tượng khó quên… Bát Lê là một tên đao phủ chuyên chém đẩu người Nhưng suốt đời y chỉ luyện tập làm sao cho cách chém đầu người cũng toát ra vẻ đẹp của nghệ thuật. Nhân vật của Nguyễn bao giờ cũng phải là những nghệ sĩ tài hoa Bát Lê tập chém những cây chuối trong một đêm trăng để chuẩn bị chém phạm nhân ngày mai. Đầu người bị chém không rơi xuống đất mà phải dính lại bởi một phần da cổ. Thật rùng rợn và cùng khá khen thay cho ngòi bút của Nguyễn có lần ông đã nói ngòi bút. phải động gió thì mới là sáng tạo – ông là nhà văn của cám giác mạnh. Và chi tiết một cơn lốc nổi lên cuốn bui mù mịt, làm chiếc mũ trên đầu tên công sứ Pháp rơi xuống lăn lộn mấy vòng trên pháp trường là một chi tiết đầy trọng lượng. Đó là lời cảnh cáo đối vớí kẻ cướp nước: nợ máu phải trả bằng máu. Đó là khỏi căm hờn vĩ đại của những nghĩa quân bị hành quyết hướng vào kẻ thù của dân tộc.
Tônxtôi cho rằng "Viết truyện ngắn là trường học tốt nhất cho các nhà văn. Hình thức nhỏ không có nghĩa là nội dung không lớn lao". Chỉ có điều anh phải làm nổi bật được cái lớn lao ấy bầng một nghệ thuật tinh xào, điêu luyện. Nhắc đến truyện ngắn, thế giới đã có rất nhiều tên tuổi như Lỗ Tấn, Tsôkhốp, Môpatxãng, Hemingway… bởi lẽ họ là những cây bút bậc thầy, biết tiếp nối cái "ngắn" cùa hình thức bằng cái "dài" dằng dặc của nội dung, của những ý tưởng. Truyện ngắn luôn đòi hỏi người viết phải biết dừng lại đúng lúc, biết nén, biết mở, biết đào sâu, biết khơi gợi, biết tạo nên "những chi tiết có dung lượng lớn và hành văn mang ẩn ý tạo cho tác phẩm chiều sâu chưa nói hết".
Chỉ qua một vài truyện ngắn của Nam Cao và Nguyến Tuân chúng ta cũng đủ thấy được yếu tố quan trọng của truyện ngắn là cách chọn lựa chi tiết và cách hành văn của người viết. Những ý tưởng sâu sắc của nhà văn và chiều sâu chưa nói hết của tác phẩm sẽ là sức hút kì diệu đối với người đọc, dẫn người đọc nhập vào những cuộc hành trình say mê kiếm tìm cái đẹp
Hocvanvanhoc.com