Viết bài văn tả một cành đào ngày Tết văn tham khảo lớp 6

Viết bài văn tả một cành đào ngày Tết văn tham khảo lớp 6

Hướng dẫn

Hoa đào đã trở thành loài hoa mang ý nghĩa biểu tượng cho những ngày Tết nguyên đán ở Việt Nam. Hoa đào, bánh chưng, câu đối đỏ đã trở thành những hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đình khi Tết đến. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy viết bài văn tả một cành đào ngày Tết.

Dưới đây là dàn ý và bài văn tham khảo cho đề bài tả cành đào ngày Tết, các bạn hãy cùng tham khảo để có thêm nhiều thông tin thú vị cho bài viết của mình nhé!

I. Dàn ý cho đề bài tả một cành đào ngày Tết

1. Mở bài cho đề tả một cành đào ngày Tết

Hoa đào là một loài hoa thường nở vào những ngày giáp tết, có sắc hồng hoặc đỏ. Có người cho rằng, hoa đào có nguồn gốc từ nước Ba Tư, song lại có ý kiến khẳng định tổ tiên của đào xuất phát từ Trung Quốc. Hoa đào xuất hiện ở nhiều nước Châu Á trong dịp năm mới với nhiều ý nghĩa riêng.

2. Thân bài cho đề tả một cành đào ngày Tết

– Trong dân gian đã có lưu truyền câu truyện cổ tích hấp dẫn về cây đào

– Cành đào ngày tết thời nay có hai loại: Đào phai và đào bích.

– Cành đào trong ngày tết phải là cành đào có cả hoa, cả lộc, cả lá, đó mới được coi là một cành đào đẹp.

– Đối với những người “sành” đào thì cây đào đối với họ còn phải có “thế” của nó. “Thế” của cây đào sẽ phù hợp với vận mệnh của mỗi gia đình khác nhau.

– Hoa đào nhỏ bao gồm nhiều cánh mỏng màu hồng tươi.

– Thân đào màu nâu sẫm như những cây khác. Một cây đào sẽ có nhiều cành, nhánh mà nhiều gia đình vẫn lựa chọn cắm cành chứ không chơi cả cây như nhiều nhà khác trong ngày tết.

Xem thêm:  Bộ sưu tập stt chửi bạn nói xấu sau lưng khá sâu cay

– Trong những ngày tết, quanh cây đào người dân ta thường trang trí thêm những bóng đèn led, dây kim tuyến để tạo thêm sự cuốn hút cho cành đào.

– Không chỉ đơn thuần là tô điểm cho ngày xuân thêm rực rỡ đào còn được coi là một trong ngũ hành có tác dụng xua đuổi ma quỷ, đem lại cho muôn dân cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

3. Kết bài cho đề tả một cành đào ngày Tết

Hoa đào đã quá quen thuộc và trở thành thứ không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người dân Viêt. Hãy sắm sửa cho gia đình mình một cành đào để đem lại phước lạnh cho một năm mới bình yên.

Bài liên quan chủ đề tả cảnh:

>>Miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè văn mẫu tuyển chọn 2018

>>Tả con sông quê em bài văn đạt điểm 9 trong kì thi học sinh giỏi Tỉnh

>>Tả lại khu phố hay thôn xóm bản làng nơi em ở vào một ngày mùa đông lạnh giá

>>Tả lại cảnh vật quê em vào một buổi trưa hè văn mẫu chọn lọc lớp 6

II. Bài tham khảo cho đề tả một cành đào ngày Tết

“Xuân về có đủ thứ hoa

Nhưng mà nổi nhất vẫn là đào kia

Trải qua những nắng cùng mưa

Nở ra đỏ rực giữa trưa nắng vàng

Ong bướm kéo đến từng đàn

Tranh nhau hút mật – đào xuân mặn nồng”

Đó là những câu thơ trong bài thơ “Hoa đào” của nhà thơ Nguyễn Hữu. Hoa đào đối với người dân Việt ta dường như đã trở thành thứ không thể thiếu trong mỗi dịp tết đến xuân về.

Hoa đào là một loài hoa thường nở vào những ngày giáp tết, có sắc hồng hoặc đỏ. Có người cho rằng, hoa đào có nguồn gốc từ nước Ba Tư, song lại có ý kiến khẳng định tổ tiên của đào xuất phát từ Trung Quốc. Hoa đào xuất hiện ở nhiều nước Châu Á trong dịp năm mới với nhiều ý nghĩa riêng.

Xem thêm:  Phân tích bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng

Trong dân gian đã có lưu truyền câu truyện cổ tích về cây đào như sau. Ngày xưa trên ngọn núi Sóc Sơn có một cây đào rất to, trên cây đào ấy có hai vị thần cai quản tên là Trà và Uất Lũy. Hai vị thần này có năng lực xua đuổi tà ma nên dân chúng quanh vùng có cuộc sống ấm no yên ổn. Nhưng cứ đến ngày cuối năm các vị thần phải về trời báo cáo nên ma quỷ nhân cơ hội quấy phá dân chúng. Sau khi biết chuyện hai vị thần đã căn dặn người dân. Mỗi năm khi họ lên trời thì hãy bẻ một cành đào có hoa cắm ở trong nhà để ma quỷ nhìn thấy tưởng có thần sẽ không dám quấy phá nữa. Từ đấy cứ mỗi năm tết đến là người dân lại chuẩn bị một cành đào nở hoa trong nhà để xua đuổi ma quỷ.

Cành đào ngày tết thời nay có hai loại. Đào phai và đào bích. Tùy sở thích của từng người sẽ cắm trong nhà là cành đào theo ý thích của họ. Đào phai có màu nhạt hơn đào bích, đó là đặc điểm nhận diện cơ bản nhất khi phân loại đào ngày nay. Cành đào trong ngày tết phải là cành đào có cả hoa, cả lộc, cả lá, đó mới được coi là một cành đào đẹp. Đối với những người “sành” đào thì cây đào đối với họ còn phải có “thế” của nó. “Thế” của cây đào sẽ phù hợp với vận mệnh của mỗi gia đình khác nhau.

Hoa đào nhỏ bao gồm nhiều cánh mỏng màu hồng tươi. Thân đào màu nâu sẫm như những cây khác. Một cây đào sẽ có nhiều cành, nhánh mà nhiều gia đình vẫn lựa chọn cắm cành chứ không chơi cả cây như nhiều nhà khác trong ngày tết. Trên những cành nhỏ ấy là những trồi non xanh mướt màu của lá đào đang đâm trồi. Là màu hồng nhạt ẩn hiện trong những chiếc nụ nhỏ nhắn nơi đầu cành. Rồi chỉ thêm ít thời gian nữa thôi những mầm xanh, những nụ hoa nhỏ bé ấy sẽ lại nở rộ để đón xuân về bằng sắc thắm của mình.

Xem thêm:  Bình giảng bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Trong những ngày tết, quanh cây đào người dân ta thường trang trí thêm những bóng đèn led, dây kim tuyến để tạo thêm sự cuốn hút cho cành đào. Mỗi khi thắp lên ánh sáng lung linh quanh cây đào nhưng tăng thêm mong ước về một cuộc sống bình an, sung túc cho cả gia đình trong một năm mới.

Đối với người dân Việt Nam ta cũng như nhiều nước khác trong khu vực, cây đào mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Không chỉ đơn thuần là tô điểm cho ngày xuân thêm rực rỡ đào còn được coi là một trong ngũ hành có tác dụng xua đuổi ma quỷ, đem lại cho muôn dân cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngoài ra, hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, đem đến nguồn sinh khí mới cho mọi người một năm mới dồi dào sức khỏe, vạn sự như ý. Vẻ đẹp của những cánh đào mỏng manh nhưng thắm sắc còn tượng trưng cho người con gái xứ Bắc dịu dàng e ấp trong sắc xuân.

Hoa đào đã quá quen thuộc và trở thành thứ không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người dân Viêt. Hãy sắm sửa cho gia đình mình một cành đào để đem lại phước lạnh cho một năm mới bình yên.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

c879b28906e31e1d66d06429d0158f1c 310x165 - Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong những sáng tác hiếm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *