Vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam qua câu ca dao
Hướng dẫn
Đề bài: Em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua các câu ca dao
Mở bài Vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam qua câu ca dao
Hình tượng người phụ nữ Việt Nam luôn là những hình đẹp với sự chịu thương, chịu khó, cần cù với một tấm lòng son sắt với chồng con. Trong các câu ca dao của văn học nước nhà, có rất nhiều câu nói về người phụ nữ để thấy được những vất vả, những tâm tư, suy nghĩ của họ vì lo cho gia đình, đất nước.
Thân bài Cảm nhận về Vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam qua câu ca dao
Những câu ca dao không còn gì xa lạ với mỗi con người Việt Nam, ca dao chính là những ca khúc tâm tình ngọt ngào, lời ru thổi hồn vào tâm trí mỗi người từ khi sinh ra và đến khi trưởng thành, đồng hành trong suy nghĩ, nó rất hay, rất đẹp như những bông hoa nở trong sớm sương mai, nó quen thuộc, gần gũi với con người trong các cuộc hành trình, người bạn thân thiết như cây tre xanh, con cò trắng bay lả bay la trên cánh đồng ruộng xanh bát ngát.
Trong những khúc ca dao còn hiện lên hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, họ đẹp đẽ, sang trọng và cao quý trong tâm hồn sáng ngời, đằng sau những hạnh phúc, sự yên bình, giữ cho gia đình luôn êm đẹp chính là sự hi sinh lớn lao và âm thầm của người phụ nữ.
Ngày xưa, trong thời kỳ phong kiến người phụ nữ đã chịu rất nhiều thiệt thòi, không được đi học, phải ở nhà làm việc, trọng nam khinh nữ, có câu “bố mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” người phụ nữ không có quyền hành gì trong nhà, chỉ suốt ngày thêu thùa, may vá, với đồng ruộng, nhà cửa căn bếp. Mọi thứ đều ưu tiên đàn ông hơn, địa vị của người phụ nữ lúc bấy giờ rất thấp kém.
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
“Thân em như chổi đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi người hàng xóm có chân thì chùi”
Cho thấy số phận của phụ nữ ngày xưa rất khổ cực, họ không được tự quyết ngay cả chính bản thân họ, có biết bao nhiêu nỗi khổ mà họ phải chịu đựng, họ ví thân người phụ nữ như tấm lụa đào ngoài chợ và không biết ai sẽ chọn mình, cũng như cây chổi để chùi chân. Đọc lên càng cảm thấy thương xót cho thân phận người phụ nữ mà họ phải gánh chịu. Vừa phải dầm mưa dãi nắng khổ sở về thể chất lẫn cả tinh thần.
Họ ví mình như vậy để thấy được tuy bị hoàn cảnh đẩy vào tình thế như thế nào, dù có đẹp như tấm lụa, hay sơ xác như cây chổi thì họ vẫn hoàn thành bổn phận, những phẩm chất đó xã hội đâu có coi trọng họ. Qua đây những người phụ nữ trong xã hội phong kiến rất tủi nhục, họ không biết giãi bày với ai, dùng những câu ca dao để nói lên những suy tư ấy.
Không chỉ có vậy quan niệm xuất giá tòng phu của người phụ nữ ngày xưa cũng rất nặng nề, con gái khi đi lấy chồng rồi phải theo nhà chồng, còn chưa kịp báo hiếu cha mẹ lại phải làm tròn bổn phận con dâu, nhiều lúc muốn về thăm quê mẹ cũng thật khó khăn nhất là đi lấy chồng xa.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Những nỗi nhớ về nhà, về mẹ mà không về được thật là một nỗi buồn xót xa cho người phụ nữ, muốn biết tin tức gia đình thế nào cũng không được, vì thời đó mẹ chồng rất nghiêm khắc, tư tưởng là đã đi làm dâu thì phải chăm lo cho gia đình chồng và rất khó về thăm quê nhà mẹ đẻ.
Cô kia đội nón đi đâu
Tôi là phận gái làm dâu mới về
Mẹ chồng ác nghiệt đã ghê
Tôi ở chẳng được, tôi về nhà tôi
Trong hoàn cảnh đó người phụ nữ cũng chỉ biết cam chịu, vì không ai đứng lên để đấu tranh đòi quyền công bằng cho phụ nữ, vì những quan niệm lạc hậu, xã hội thời kỳ phong kiến chính là một xã hội bất công với nhiều định kiến.
Mặc dù xã hội như vậy nhưng trong tâm hồn sâu thẳm vẫn toát lên ánh sáng lấp lánh, với tấm lòng chung thủy son sắt, trái tim nhân hậu, lòng vị tha cao cả, ấy đơn giản là một trái tim đang yêu trong tình cảm đôi lứa, một chút tinh nghịch và chút ngọt ngào của tình yêu
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Hay như câu ca dao
Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm, sông hương mặc người
Kết luận bài văn: Vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam qua câu ca dao
Những câu ca dao thể hiện được tâm tư, cuộc sống có những nỗi buồn, cũng có niềm vui của người phụ nữ, càng rõ sự phong phú cho nền văn học Việt Nam, lưu giữ và truyền lại cho con cháu nhiều câu thơ, ca dao hay về người phụ nữ để hiểu họ hơn và trân trọng giá trị của người phụ nữ trong xã hội.
Theo Tapchivanhoc.com