[Văn mẫu tuyển chọn] Phân tích hình ảnh sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

[Văn mẫu tuyển chọn] Phân tích hình ảnh sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Nêu vấn đề cần nghị luận: hình ảnh sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.

– Khái quát chung

2. Thân bài:

* Tính cách hung bạo:

– “Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá” mà còn là “những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành”.

– “mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”.

+ “Đúng ngọ” là vào lúc giữa trưa khi mặt trời đã lên đến độ cao nhất, chiếu những tia nắng chói chang và gay gắt xuống mặt sông.

+ Chiều cao vô cùng của những vách đá đã chặn bước những tia nắng ấy để rồi vào lúc đúng ngọ cũng chỉ còn sót lại vài ba tia nắng hiếm hoi có thể xuống được đến mặt sông.

– “đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách…có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia”

=> khắc sâu hơn cái eo hẹp của sông Đà

–  “Có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu”.

=>không gian âm u, lạnh lẽo, sự sống như hiếm hoi hơn bao giờ hết.

– Quãng mặt ghềnh Hát Loóng:

 + “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”.

+ Điệp từ “xô” mang đến hình ảnh những lớp sóng như cuồn cuộn, chồng lên nhau nối tiếp không ngớt.

+ “cuồn cuộn luồng gió ghùn ghè suốt mấy năm như đòi nợ xuýt” và nếu “quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”.

– Quãng Tà Mường Vát

+ Những cái hút nước “như cái giếng bê tông”

+ Âm thanh vang lên cũng thật hãi hùng “nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc” vang lên những tiếng kêu “ặc ặc”.

=> uy hiếp tinh thần bất kì ai đi qua quãng này.

+ Hình ảnh của một anh bạn quay phim táo tợn đã ngồi lên trên chiếc thuyền rồi cho cả mình và cả thuyền chìm xuống đáy cái hút sông Đà để thu được hình ảnh một mặt giếng mà thành giếng làm bằng nước sông xanh ve.

– Những thác nước ghê tợn:

+ “Tiếng thác nước nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”.

+“oán trách, van xin, khiêu khích, chế nhạo”

=>  phô ra hết tất cả những gì dữ dội và đáng sợ nhất của con sông Đà.

+ “Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”.

+ Một chân trời đá được tái hiện đầy chân thực “sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá”.

– Trong trùng vi thạch trận thứ nhất:

+ Đá sông được chia thành ba hàng

+ Tại hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa  nhằm sơ hở dụ con thuyền đối phương đi vào sâu trong nữa để vào trận tuyến giữa mà đánh khuýp quật vu

+ Sóng nước reo hò làm thanh viện cho đá, có một hòn nếu trông nghiêng thì y như là đang hất hàm nhằm khiêu khích con thuyền có giỏi thì lao vào đây.

– Trùng vi thạch trận thứ hai:

+ Cửa sinh lại được bố trí lệch qua bờ hữu ngạn và lúc đó dòng thác “hồng hộc tế mạnh”.

+ Dòng sông cứ thế mà thay đổi chiến lược qua từng trùng vi thạch trận.

– Trùng vi thạch trận thứ ba:

+ Đều là luồng chết cả

+ Muốn vượt qua được ải này đòi hỏi ông lái đò phải thật khéo léo và tài hoa, điều khiển con thuyền vừa đi vừa tự động lái được, lượn được.

+ “Thế là hết thác… Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ”

* Sông Đà là một con sông hiền hòa, thơ mộng, trữ tình.

– Từ trên cao nhìn xuống mang đến cho tác giả một cách nhìn nhận hoàn toàn khác về con sông này:

+“cái dây thừng ngoằn ngoèo”.

=> cái nhìn khái quát về dáng vẻ uốn lượn của sông Đà.

+ “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”.

+ Điệp từ “tuôn dài” được lặp lại liên tiếp đến hai lần gợi mở ra chiều dài miên man trải dài khắp một dải đất Tây Bắc.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về “Danh và thực”- Văn lớp 12

+ Hình ảnh “áng tóc trữ tình” gợi mở nhiều liên tưởng thú vị.

+ Điểm xuyết giữa đất trời Tây Bắc là sắc trắng của những bông hoa ban và sắc đỏ của những bông hoa gạo.

– Vẻ đẹp thay đổi sắc màu theo mùa của dòng sông Đà.

+ Mùa xuân, sông Đà mang một màu xanh ngọc bích

+ Sang thu, sông Đà mang một màu “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa….một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”.

– Từ trong rừng đi ra:

 + “như một cố nhân”.

+  Đến với sông Đà Nguyễn Tuân như thấy lòng mình trẻ lại rồi “trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy”.

+ Màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”.

+ “Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà”.

– Khi ngồi trên con thuyền trôi giữa dòng nước sông Đà

+“thuyền tôi trôi trên Sông Đà” nghe thật thư thái.

+ Nguyễn Tuân miêu tả sông Đà đầy sinh động “cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm…”.

+ Sông Đà rất giàu có và hào phóng. Dòng sông đã mang đến cho những ngư dân quanh đây nào là cá dầm xanh, cá anh vũ,…

3. Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề nghị luận

– Cảm nhận cá nhân

phan tich hinh anh con song da - [Văn mẫu tuyển chọn] Phân tích hình ảnh sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Phân tích hình ảnh sông Đà

Bài văn tham khảo

Nguyễn Tuân là nhà trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Ông còn là một nhà thơ tài hoa, uyên bác, luôn nhìn nhận con người, sự việc trên phương diện tài hoa nghệ sĩ. Với cá tính ấy, Nguyễn Tuân tìm đến tùy bút để thăng hoa cho ngòi bút của mình như một lẽ đương nhiên. Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” được trích trong tùy bút “Sông Đà” được Nguyễn Tuân sáng tác trong một chuyến đi thực tế đến vùng Tây Bắc. Hiện lên dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân là hình ảnh con sông Đà vừa hùng vĩ dữ dội nhưng cũng không kém phần thơ mộng trữ tình.

Nét vẽ đầu tiên mà Nguyễn Tuân dành cho sông Đà chính là ở cái vẻ dữ dội của nó. Điều đó được khái quát trong câu thơ đề từ:

“Chúng thủy giai đông tẩu

Đà giang độc bắc lưu”

Câu thơ hàm ngôn, dễ hiểu: mọi con sông đều chảy về hướng đông duy chỉ có sông Đà là chảy về hướng bắc. Sự khác biệt về dòng chảy đã khái quát được nét tính cách  hung bạo của sông Đà.

Theo Nguyễn Tuân, “hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá” mà còn là “những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành”. Ngòi bút tài hoa tiếp tục xoáy sâu hơn nữa để làm bật lên cái dữ dội của dòng sông ấy trong câu văn tiếp theo “mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”. “Đúng ngọ” là vào lúc giữa trưa khi mặt trời đã lên đến độ cao nhất, chiếu những tia nắng chói chang và gay gắt xuống mặt sông. Thế nhưng chiều cao vô cùng của những vách đá đã chặn bước những tia nắng ấy để rồi vào lúc đúng ngọ cũng chỉ còn sót lại vài ba tia nắng hiếm hoi có thể xuống được đến mặt sông. Tác giả nhấn mạnh “đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách…có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia” lại khắc sâu hơn cái eo hẹp của sông Đà. Sự sống nơi đây như bị bóp nghẹt lại trong hình ảnh so sánh “Có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu”. Đoạn văn mở ra một khoảng không gian âm u, lạnh lẽo, sự sống như hiếm hoi hơn bao giờ hết.

Sang đến quãng mặt ghềnh Hát Loóng con sông Đà vẫn mang trong nó cái điệu bộ hung dữ. Tác giả tạo ra một chuỗi vận động, va chạm liên hoàn “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”. Điệp từ “xô” mang đến hình ảnh những lớp sóng như cuồn cuộn, chồng lên nhau nối tiếp không ngớt. Cùng với đó nó còn đặc tả sức nước, sức sóng, sức gió ở đây là quá dữ dội đến mức “cuồn cuộn luồng gió ghùn ghè suốt mấy năm như đòi nợ xuýt” và nếu “quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về hiện tượng quá tin vào thần thánh mê tín dị đoan của một số người- Văn 12

Tiếp ngay sau quãng mặt ghềnh Hát Loóng con Sông Đà tiếp tục uy hiếp đến tính mạng người lái đò ở quãng Tà Mường Vát được đặc tả bởi những cái hút nước “như cái giếng bê tông” và dường như là không có gì có thể xuyên qua được. Tại đây, âm thanh vang lên cũng thật hãi hùng “nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc” vang lên những tiếng kêu “ặc ặc”. Âm thanh ấy đủ để uy hiếp tinh thần bất kì ai đi qua quãng này. Thế nhưng trong tình thế ấy lại thôi thúc người nghệ sĩ đến với một liên tưởng hết sức thú vị. Đó là hình ảnh của một anh bạn quay phim táo tợn đã ngồi lên trên chiếc thuyền rồi cho cả mình và cả thuyền chìm xuống đáy cái hút sông Đà để thu được hình ảnh một mặt giếng mà thành giếng làm bằng nước sông xanh ve.

Sông Đà còn tiếp tục uy hiếp tinh thần bất kì một vị khách nào qua đây bằng những thác nước ghê tợn. “Tiếng thác nước nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”. Một loạt những từ ngữ vốn đặc tả trạng thái của con người đến đây đã được Nguyễn Tuân gắn kết cho đặc tính của những thác nước sông Đà “oán trách, van xin, khiêu khích, chế nhạo”. Chúng đã góp phần phô ra hết tất cả những gì dữ dội và đáng sợ nhất của con sông Đà. Cái vẻ hung dữ, gớm ghiếc ấy tiếp tục được khắc sâu hơn nữa trong hình ảnh so sánh “Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Rồi hình ảnh của một chân trời đá được tái hiện đầy chân thực “sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá”.

Chưa dừng lại ở đó, dữ dội của sông Đà được lột tả đến cực điểm với sự xuất hiện của ba trùng vi thạch trận. Trong trùng vi thạch trận thứ nhất, đá sông được chia thành ba hàng. Tại hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa  nhằm sơ hở dụ con thuyền đối phương đi vào sâu trong nữa để vào trận tuyến giữa mà đánh khuýp quật vu hồi và nếu con thuyền ấy vẫn chọc thủng được tuyến thứ hai thì tiếp ngay sau đó là nhiệm vụ của những boong ke chìm và pháo đài đá nhất định phải đánh tan con thuyền và bất kì thuyền trưởng nào. Sóng nước reo hò làm thanh viện cho đá, có một hòn nếu trông nghiêng thì y như là đang hất hàm nhằm khiêu khích con thuyền có giỏi thì lao vào đây. Thế nhưng trước những thách thức mà trận tuyến thứ nhất bày ra ông lái đò với kinh nghiệm chèo lái của mình vẫn đưa con thuyền vượt qua đầy an toàn. Nếu như trong trùng vi thạch trận thứ nhất cửa sinh được bố trí ở tả ngạn thì khi bước vào trùng vi thạch trận thứ hai cửa sinh lại được bố trí lệch qua bờ hữu ngạn và lúc đó dòng thác “hồng hộc tế mạnh”. Dòng sông cứ thế mà thay đổi chiến lược qua từng trùng vi thạch trận. Ở trùng vi thạch trận thứ ba này đều là luồng chết cả. Muốn vượt qua được ải này đòi hỏi ông lái đò phải thật khéo léo và tài hoa, điều khiển con thuyền vừa đi vừa tự động lái được, lượn được. “Thế là hết thác… Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ”

Nguyễn Tuân tiếp tục khai thác vẻ đẹp của sông Đà trên phương diện là một con sông hiền hòa, thơ mộng, trữ tình.

Từ trên cao nhìn xuống mang đến cho tác giả một cách nhìn nhận hoàn toàn khác về con sông này. Tác giả cho rằng nó như “cái dây thừng ngoằn ngoèo”. Cách nói ấy đã cho bạn đọc cái nhìn khái quát về dáng vẻ uốn lượn của sông Đà. Trong đường nét mềm mại ấy người ta vô tình quên đi nó là một dòng sông đã từng “đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc”. Cũng không ai nghĩ đến nó là một dòng sông:

“Núi cao sông hãy còn dài

Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”.

Nguyễn Tuân vẽ lên sông Đà với dáng vẻ uyển chuyển, mềm mại “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Điệp từ “tuôn dài” được lặp lại liên tiếp đến hai lần gợi mở ra chiều dài miên man trải dài khắp một dải đất Tây Bắc. Hình ảnh “áng tóc trữ tình” gợi mở nhiều liên tưởng thú vị. Từ “áng” thường để nhắc đến áng văn, áng thơ,..giờ đây lại đi liền với danh từ tóc càng mở ra nhiều ý nghĩa thi vị. Điệp từ “tuôn dài” kết hợp cùng hình ảnh “áng tóc trữ tình” không chỉ miêu tả chiều dài của con sông Đà mà còn khắc sâu vào tâm tưởng người đọc nét mềm mại, uyển chuyển của một dòng sông mà người ta cứ ngỡ là nó sẽ chỉ nằm mình nằm mẩy, phản ứng vô tội vạ với bất kì người lái đò nào. Điểm xuyết giữa đất trời Tây Bắc là sắc trắng của những bông hoa ban và sắc đỏ của những bông hoa gạo. Những bông hoa ấy như điểm xuyết, làm đẹp thêm cho mái tóc của người con gái thùy mị mà sông Đà chính là người con gái ấy.

Xem thêm:  Ghi lại cảm xúc của anh chị về cuộc gặp gỡ lại bố hoặc mẹ sau bao ngày xa cách

Bạn đọc chưa kịp bứt mình ra khỏi sắc màu rực rỡ của hoa ban hoa gạo thì lập tức đã bị cuốn hút trong vẻ đẹp thay đổi sắc màu theo mùa của dòng sông Đà. Mùa xuân, sông Đà mang một màu xanh ngọc bích, gợi nhắc đến những vần thơ của Hàn Mặc Tử:

“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”

Nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc nhắc đến màu xanh ngọc bích thì có lẽ người cầm bút không phải Nguyễn Tuân. Ông tiếp tục đặt màu xanh ấy trong sự so sánh với màu xanh canh hến của sông Gâm và sông Lô. Sang thu, sông Đà mang một màu “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa….một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”.

Từ trong rừng đi ra, Nguyễn Tuân nhận ra vẻ đẹp của sông Đà mang theo chiều sâu “như một cố nhân”. Đến với sông Đà Nguyễn Tuân như thấy lòng mình trẻ lại rồi “trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy”. Ông chợt nhận ra sắc nắng sông Đà cũng thật lạ, đó là một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Một sắc nắng giòn tan sau những kì mưa dầm ngây ngất lòng người – một màu nắng tinh khôi. Cảnh sắc nơi đây cũng sống động vui tươi khác hoàn toàn so với những hút nước hung tợn, những thác nước dữ dội “Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà”.

Khi ngồi trên con thuyền trôi giữa dòng nước sông Đà Nguyễn Tuân thấy thật êm đềm biết bao nhiêu “thuyền tôi trôi trên Sông Đà” nghe thật thư thái. Nguyễn Tuân miêu tả sông Đà đầy sinh động “cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm…”. Sông Đà rất giàu có và hào phóng. Dòng sông đã mang đến cho những ngư dân quanh đây nào là cá dầm xanh, cá anh vũ,…

Nguyễn Tuân đã khám phá ra con sông Đà không chỉ dừng lại ở nét tính cách hung bạo mà còn đem đến vẻ thơ mộng, trữ tình của nó. Hai vẻ đẹp hiện lên qua hình ảnh sông Đà làm rõ ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, khắc sâu vào tâm trí bạn đọc hình ảnh về một con sông đẹp.

Check Also

anh tuong1 1711201815 310x165 - Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Đề bài: Anh chị hãy viết bài nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *