Thi hào Goethe cho rằng: “Dù vua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy sự bình an trong gia đình, kẻ ấy là người sung sướng nhất”. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về câu nói trên
Gợi ý
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
1. Giải thích câu nói:
– Sự bình an trong gia đình: sự yêu thương, hòa hợp, gắn bó, che chở, giúp đỡ… giữa những thành viên một nhóm người có chung huyết thống, quyền lợi.
– Cả câu: Người sung sướng nhất trên đời là người được sống trong tình yêu thương, hòa hợp, gắn bó, che chở, giúp đỡ của những người trong gia đình, bất kể người đó ở địa vị cao (vua) hay tháp (dân cày), bất kể người đó giàu sang hay nghèo túng. Câu nói của Goethe không những đề cao vai trò, ý nghĩa của gia đình trong cuộc đời mỗi người mà còn nêu ra một quan niệm về hạnh phúc hết sức đúng đắn, thiết thực.
2. Khẳng định tính đúng đắn của nhận định trên:
– Gia đình là không gian sống thân thuộc nhất của mỗi người.
– Gia đình là nơi ta sông trong tình thương yêu, sự quan tâm, đồng cảm, chia sẻ của những người ruột thịt. Gia đình có yên ấm thì mỗi thành viên mới có hạnh phúc.
– Gia đình là điểm tựa, chỗ dựa vững chắc, là bến đỗ bình yên nhất với con người những khi khó khăn, thất bại, lầm lạc… Không nơi nào hơn gia đình sẽ bao dung, che chở, đùm bọc, đón nhận ta trong những tình thế cuộc sống nghiệt ngã.
3. Bàn bạc mở rộng:
Tùy vào suy nghĩ và sự sáng tạo của mỗi người. Có thể đưa ra một số gợi ý sau:
– Khi gia đình bất hòa, mâu thuẫn, con người sẽ chỉ thấy đau khổ, lo lắng, bất an. Dù cho địa vị, quyền thế có cao, tiền bạc có nhiều đến đâu, con người cũng không thể có hạnh phúc.
– Những kẻ mải mê chạy theo tiền tài, địa vị mà quên đi gia đình cũng không thể có hạnh phúc, vì tiền tài địa vị là thứ phù du. Chỉ có tình cảm gia đình mới bền vững, nên mỗi người cần ý thức được sự quý báu của hạnh phúc gia đình.
Hocvanvanhoc.com