Suy nghĩ của anh chị về truyền thống Tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam

Suy nghĩ của anh chị về truyền thống Tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam

Hướng dẫn

Việt Nam là dân tộc có bề dày truyền thống với những đạo lí nhân văn, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, một trong số nó là truyền thống Tôn sư trọng đạo. Suy nghĩ của anh chị về truyền thống Tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.

I. Dàn ý chi tiết cho đề suy nghĩ về truyền thống Tôn sư trọng đạo

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề: Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam, truyền thống này đã được lưu giữ, kế thừa phát huy qua nhiều thế hệ.

2. Thân bài

– “Tôn sư” là sự tôn trọng, biết ơn đối với những người đã từng dạy dỗ, chỉ bảo cho chúng ta, đó có thể là người thầy dạy học, dạy chữ hay người thầy dạy ta cách làm người.

–> Tôn sư là thái độ cần có ở người học trò, cần biết tôn trọng, kính yêu đối với những người thầy trong học tập cũng như trong cuộc sống.

– “Trọng đạo” lại là thái độ coi trọng đạo lí, giá trị đạo đức cũng như những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

=> Tôn sư trọng đạo là truyền thống thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với những người thầy, người đào tạo, nuôi dưỡng tri thức của nhân loại, đồng thời truyền thống ấy còn đề cao vai trò cũng như công lao của những người thầy.

– Để có được những tri thức về cuộc sống, con người cùng với việc giáo dục của bố mẹ thì thầy cô giáo chính là người dạy dỗ, dìu dắt, đưa chúng ta đến bến bờ của những tri thức.

– Thầy cô đã và đang giảng dạy, định hướng cho chúng ta cũng là những người thầy tuyệt vời, họ đã cống hiến cả tài năng, tâm huyết của người thầy để mang đến sự tiến bộ, tốt đẹp ở những người học trò.

Xem thêm:  Muối ba năm muối đang còn mặn... b. Anh (chị) hiểu gì về hình ảnh người phụ nữ trong những bài ca dao được học

– Hiện nay có một bộ phận không nhỏ những cô cậu học trò vẫn ngồi trên ghế nhà trường, được giảng dạy bởi những thầy cô tâm huyết nhưng lại không ý thức được việc tôn trọng, biết ơn, lễ phép với những người thầy.

–> Đối với những ai đang có những hành vi chưa chuẩn mực, thái độ thiếu đứng đắn với người thầy thì cần tự nhìn nhận lại mình để có những chấn chỉnh kịp thời.

3. Kết bài

Truyền thống tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp cần được duy trì và phát huy qua các thế hệ. Trên cơ sở kế thừa giá trị truyền thống tốt đẹp, chúng ta còn cần phải vận dụng và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo một cách sáng tạo phù hợp với thực tiễn để đạt được kết quả tốt nhất.

II. Bài tham khảo cho đề suy nghĩ về truyền thống Tôn sư trọng đạo

Để có được thành công của những người học trò là sự dạy dỗ, chỉ bảo nhiệt tâm, nhiệt tình của những người thầy. Bởi vậy mà bàn về vai trò của của những người thầy và thái độ cần có của những người học trò, ông cha ta đã có câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam, truyền thống này đã được lưu giữ, kế thừa phát huy qua nhiều thế hệ.

“Tôn sư” là sự tôn trọng, biết ơn đối với những người đã từng dạy dỗ, chỉ bảo cho chúng ta, đó có thể là người thầy dạy học, dạy chữ hay người thầy dạy ta cách làm người. Tôn sư là thái độ cần có ở người học trò, cần biết tôn trọng, kính yêu đối với những người thầy trong học tập cũng như trong cuộc sống.

“Trọng đạo” lại là thái độ coi trọng đạo lí, giá trị đạo đức cũng như những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Người học trò không chỉ cần tôn trọng, biết ơn đối với những người thầy mà còn cần phải lễ phép, kính trọng với người đã từng dạy dỗ, giáo dục mình. Tôn sư trọng đạo là truyền thống thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với những người thầy, người đào tạo, nuôi dưỡng tri thức của nhân loại, đồng thời truyền thống ấy còn đề cao vai trò cũng như công lao của những người thầy.

Xem thêm:  Phân tích giá trị hiện thực được thể hiện qua đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Bàn về vai trò của những người thầy, ông cha ta có rất nhiều câu ca dao, thành ngữ hay như “Không thầy đố mày làm nên” hay “Học thầy không tày học bạn”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Nếu không có người thầy, người dẫn dắt, chỉ bảo cho ta việc học và làm bất cứ việc gì thì ta khó có thể học hay làm thành công được việc đó. Người dạy cho một chữ cũng là thầy mà nửa chữ cũng là thầy, do đó chúng ta cần biết tôn trọng, biết ơn đối với người đã dìu dắt, chỉ bảo cho mình.

Để có được những tri thức về cuộc sống, con người cùng với việc giáo dục của bố mẹ thì thầy cô giáo chính là người dạy dỗ, dìu dắt, đưa chúng ta đến bến bờ của những tri thức, người đã định hướng cho chúng ta việc rèn luyện để hoàn thiện nhân cách, để trở thành những con người có năng lực, có ích cho xã hội. Có rất nhiều người thầy nổi tiếng đã đi vào lịch sử như thầy Chu Văn An, thầy Lê Văn Hưu, … đó là những tấm gương thầy giáo mẫu mực, người đã dạy dỗ cho rất nhiều nhân tài, những người con tài giỏi của đất Việt.

Trong thực tế của việc học tập, những thầy cô đã và đang giảng dạy, định hướng cho chúng ta cũng là những người thầy tuyệt vời, họ đã cống hiến cả tài năng, tâm huyết của người thầy để mang đến sự tiến bộ, tốt đẹp ở những người học trò, thế hệ tương lai của đất nước. Vì vậy hãy tôn trọng, kính yêu đối với những người thầy đáng kính trong cuộc đời của mình.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương lớp 11

Tuy nhiên, hiện nay có một bộ phận không nhỏ những cô cậu học trò vẫn ngồi trên ghế nhà trường, được giảng dạy bởi những thầy cô tâm huyết nhưng lại không ý thức được việc tôn trọng, biết ơn, lễ phép với những người thầy mà có thái độ chống đối, nói xấu hay bày trò chọc phá thầy cô. Đối với những ai đang có những hành vi chưa chuẩn mực, thái độ thiếu đứng đắn với người thầy thì cần tự nhìn nhận lại mình để có những chấn chỉnh kịp thời. Đó không chỉ là việc đề cao truyền thống tôn sư trọng đạo mà còn là việc hoàn thiện nhân cách, giá trị ở mỗi con người.

Truyền thống tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp cần được duy trì và phát huy qua các thế hệ. Trên cơ sở kế thừa giá trị truyền thống tốt đẹp, chúng ta còn cần phải vận dụng và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo một cách sáng tạo phù hợp với thực tiễn để đạt được kết quả tốt nhất.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

anh gai hoc sinh cap 3 de thuong 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *